Anh Ba Kiên Với Cách Làm Ăn Mới

Đến thăm nhà anh Ba Kiên (Võ Trung Kiên), 58 tuổi, ở xã Phước Vinh, chúng tôi ghi nhận mô hình làm ăn mới của nông dân thời hội nhập. Anh tổ chức sản xuất nề nếp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững. Anh là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu trên đồng đất Bảo Vinh.
Gia đình anh Ba Kiên gốc gác ở Phan Rang lên Bảo Vinh lập nghiệp từ năm 1976. Đất đai được sông Cái Phan Rang bồi bắp phù sa màu mỡ nhưng ăn nước trời nên sản xuất bấp bênh, đời sống khó khăn. Nhiều nông hộ bỏ đất lên rừng hầm than kiếm sống qua ngày.
Nhưng riêng anh quyết tâm vươn lên làm giàu từ đất. Anh đào giếng mua máy bơm nước tưới cho vùng đất quanh nhà. Với diện tích đất canh tác trên 2 ha, anh trồng bắp, thuốc lá chủ động bơm tưới. Vợ chồng một nắng hai sương chí thú làm ăn mùa nào cây ấy có thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, con cái học hành chu đáo.
Giữa năm 2001, Bảo Vinh đưa vào sử dụng trạm bơm điện do Nhà nước đầu tư xây dựng, tạo thêm điều kiện để gia đình anh và bà con nông dân mở rộng diện tích sản xuất hoa màu.
Đưa chúng tôi ra thăm vườn táo trái chín chật cành, anh nói:“Được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 4,5 triệu đồng, tôi đầu tư thêm 4,5 triệu lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho vườn táo từ đầu tháng 10 đến nay. Việc áp dụng hệ thống phun mưa tiết kiệm trên 80% lượng điện tiêu thụ và lượng nước tưới cũng như thời gian so với tưới thả trước đây. Nếu đất đai chủ động bơm tưới, nông dân nên áp dụng mô hình tưới phun mưa rất hiệu quả.
Vốn đầu tư thấp, chỉ với 3 triệu đồng lắp đặt ống nhựa và 80 bét phun mưa/sào đất”. Anh trồng 3 sào táo chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật cho thu hoạch trên 30 tấn trái/năm. Giá bán táo tại địa phương bình quân 3.500 đồng/kg, gia đình có thu nhập trên 100 triệu đồng. Anh sử dụng chế phẩm nhữ ruồi vàng hạn chế thiệt hại do côn trùng phá hoại vườn táo. Hiện nay, anh còn trồng 2 ha mía đường và nuôi 200 con dê, cừu đem lại lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm.
Tận dụng những trái táo không đủ tiêu chuẩn đưa ra thị trường, anh dùng làm thức ăn vỗ béo gia súc. Anh mời chúng tôi thưởng thức rượu vang táo do anh chế biến nồng ấm, hương thơm lừng. Anh mong ước được chuyên gia ngành thực phẩm nghiên cứu đưa trái táo Ninh Thuận vào chế biến rượu vang chất lượng cao, tạo cơ hội cho nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nho trái.
“Lãnh đạo huyện Ninh Phước chọn xã Phước Vinh làm điểm xây dựng nông thôn mới, bà con chúng tôi đồng thuận ủng hộ cao. Muốn toàn xã đạt chuẩn nông thôn mới thì mỗi gia đình phải chủ động nỗ lực làm ăn phát triển, bà con đoàn kết giúp nhau làm ăn, chung tay xây dựng nông thôn mới phồn vinh”, anh bộc bạch.
Có thể bạn quan tâm

Chương trình 135 có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, làm thay đổi điều kiện sống trong mỗi gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình này không chỉ làm chuyển biến nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về lao động, sản xuất, học hành của con cái, mà còn đổi mới diện mạo chung của các ấp đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Kết quả xuất khẩu (XK) gạo tháng 8 vừa qua đạt 627.089 tấn, trị giá 270,353 triệu USD, giá XK bình quân 431,12 USD/tấn. So với cùng kỳ năm ngoái số lượng tăng 1,4%, trị giá tăng 2,94%, giá bình quân tăng 6,47 USD/tấn. Lũy kế xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 4,243 triệu tấn, trị giá 1,831 tỉ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giảm 9,17%, trị giá giảm 8,55%.

6 tháng đầu năm 2014, trong lúc nhiều loại hình đánh bắt của ngư dân Quảng Ngãi đang gặp khó khăn vì sản lượng đạt không cao, thì những người hành nghề câu mực khơi ở ngư trường Trường Sa đã bội thu, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Theo thống kê, đến nay toàn huyện thu hoạch được hơn 1.000 ha trong tổng diện tích 1.900 ha nuôi tôm công nghiệp. Có hơn 40% diện tích tôm nuôi có năng suất khá, phần còn lại phải thu hoạch sớm do tôm bệnh. Thực tế này cho thấy, tỷ lệ tôm nuôi bị nhiễm bệnh và thiệt hại trong những tháng đầu năm nay khá cao.

Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các tỉnh biên giới không cho phép buôn bán, vận chuyển qua biên giới gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc