Ấn Tượng Cao Su Bà Rịa - Kampong Thom

Sau khi qua cửa khẩu Samat (Tây Ninh) vượt con đường nhựa dài 150 km khá tốt, nhưng đến ngã ba để rẽ vào “đại bản doanh” Cty tuy chỉ dài 40 km nhưng đi xe ô tô phải mất cả 1 giờ vì đường đất quá xấu.
5 giờ chiều, văn phòng công ty vắng tanh bởi cán bộ công nhân VN vẫn còn lặn lội ngoài lô để kiểm tra chống cháy cây cao su do thời điểm tháng 3 ở đây vào mùa khô, chỉ có TGĐ Cty Nguyễn Trọng Cảnh là ngồi đón khách. Đến đây, mới biết mặc dù đất tốt nhưng thời tiết không giống bên VN, nắng cháy da, còn mưa thì “rớt” muộn khoảng 1 tháng nhưng có lúc xảy ra không nghỉ gây hiện tượng ngập úng cục bộ, việc trồng và chăm sóc cây cao su ở đây không dễ như trong nước.
Ông Cảnh dẫn chúng tôi đi tham quan vườn cây cùng các dãy nhà sàn truyền thống của người CPC được Cty thiết kế xây dựng với đầy đủ tiện nghi đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt cho các công nhân người bản xứ. Nhìn vào đấy, một bộ mặt khu dân cư mới đang dần hình thành trên một vùng đất mà cách đây 3 năm là rừng núi hoang vu. Được biết, Cty đã xây dựng 100 căn nhà sàn và 36 căn nhà xây cho công nhân trị giá khoảng 2.500 USD/căn. Ngoài ra, Cty còn cấp thêm 300 chiếc xe đạp cho công nhân để có phương tiện đi làm. Lực lượng lao động ngoài 40 CBNV người VN thì có khoảng 300 công nhân người CPC. Ông Som-Si, công nhân Nông trường OuThum cho biết: “Gia đình tôi từng sống bằng nghề trồng lúa 1 vụ NS bấp bênh nên xin vào làm công nhân. Với việc khoán chăm sóc vườn cao su, tôi được nhận khoảng 120 USD/tháng, cao gấp đôi so với thu nhập từ nghề làm ruộng. Vì vậy, tôi yên tâm gắn bó công việc và vận động bà con ở địa phương vào tăng cường làm việc cho công ty”.
Bà So-Ni, một công nhân khác nói: “Từ ngày làm việc, chúng tôi được bố trí nơi ăn chốn ở, không còn lo mưa, nắng. Trồng cây cao su không khó, thời gian đầu tuy vất vả nhưng bù lại được học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật từ cán bộ VN, thu nhập ổn định nên rất phấn khởi. Hy vọng ít năm nữa, cây cao su bước vào khai thác, thu nhập tăng cao, kinh tế cộng đồng theo đó phát triển, điều mà lâu nay những người dân nghèo ở CPC chưa dám nghĩ tới”.
Ông Phùng Thế Minh (PTGĐ Cty), là người có mặt ngay từ đầu Cty mới thành lập tâm sự: “Lúc mới qua chỉ có mười mấy CBNV làm việc cả ngày lẫn đêm. Khai hoang đến đâu là cày và giăng dây đào hố bón phân lót đến đó. Lúc trồng chỉ cần rút cây dấu ra rồi dùng xẻng hoặc cuốc bới nhẹ lên là đặt cây giống xuống. Ngay từ vụ đầu trồng vào tháng 6, mưa dội xuống liên tục. Do máy móc nông nghiệp tại CPC rất hiếm và đắt, nên Cty phải đưa 4 máy cày cùng cây giống từ Bà Rịa qua, thay vì đưa cây giống thành thục (bầu 2 tầng lá) thì chúng tôi nghĩ cách đưa cây giống trần, sau đó cắm vào bầu nuôi trong 3 tháng cho cây ra mầm, ổn định tầng lá và đủ bộ rễ thì mới trồng. Ngay cả phân bón cũng đưa từ VN qua khiến giá 1 bao phân phải đội thêm chi phí gấp 1,5-2 lần... Nhưng cái thời khổ cực đã qua, năm nay chỉ còn trồng mới thêm 300 ha là dứt điểm, hiện Cty tập trung đầu tư và chăm sóc vườn cây là chính”.
Ông Lê Văn Trường, GĐ Nông trường Outuek Thla, hiện đang quản lý trên 2.300 ha tiết lộ: “Năm 2009, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan mà hầu hết DT trồng năm đầu tiên rất xấu không đạt yêu cầu, chúng tôi chán nản lắm muốn bỏ về nhưng nhờ sự động viên của ông Tư Tài (Nguyễn Công Tài - Chủ tịch HĐTV Cty) nên cố gắng ở lại bám trụ. Năm 2010, Cty đưa ông Cảnh từ VN qua điều hành thay ông TGĐ cũ, từ đó anh em đoàn kết tập trung sức phục hồi diện tích cao su cũ và đẩy nhanh DT trồng mới vào các năm 2010, 2011”.
Ông Nguyễn Công Tài, là một trong những người quyết định đầu tư dự án, vốn là con người quyết đoán, thừa nhận: “Đúng là con người lãnh đạo rất quan trọng, ngoài yếu tố chuyên môn còn cần đến cả phẩm chất và mối quan hệ tốt với chính quyền sở tại. Đây là lý do mà sau khi xin ý kiến của Tập đoàn CNCS VN, chúng tôi buộc phải “trảm tướng”, nếu không thì khó thể duy trì vườn cây đạt chất lượng như hôm nay”.
Theo ông Tài, đến năm 2014, Cty đã có thể bắt tay vào khai thác những giọt mủ đầu tiên. Vì vậy, năm 2013 sẽ khởi công xây dựng nhà máy chế biến mủ cùng một số cơ sở hạ tầng như khu dân cư, đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, bệnh viện và cơ sở tín ngưỡng cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, khó khăn hiện đang gặp phải vẫn là các chính sách về thuế; thủ tục qua lại biên giới để vận chuyển nguyên liệu, phân bón; đặc biệt là lực lượng lao động tại chỗ có lúc không ổn định, thiếu hụt trầm trọng.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Chi cục Thú Y Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có hơn 2.800 con trâu, hơn 28.500 con bò (trong đó 21.000 còn bò thịt, 7.100 con bò sữa). Số lượng đàn bò tăng nhanh so với năm 2014, đặc biệt là bò sữa do mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao; Tuy trong vài năm trở lại đây, Sóc Trăng chưa ghi nhận trường hợp gia súc bị nhiễm bệnh lở mồm long móng (LMLM), nhưng nguy cơ bệnh xuất hiện và lây lan vẫn còn tiềm ẩn.

Ông Trần Bá Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú (Đồng Nai), cho biết trong gần 4 năm lại đây, diện tích tiêu trên địa bàn huyện tăng khoảng 800 hécta. Hiện nay, toàn huyện Tân Phú có gần 2 ngàn hécta tiêu.

Ngày 14/7, tại Trại ứng dụng, thực nghiệm cây trồng An Phong (ấp Nhứt, xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tổ chức buổi hội thảo đánh giá 23 giống lúa đang được trồng phổ biến và giống lúa có triển vọng vụ hè thu năm 2015.

Ngày 14/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, chính quyền phía Đài Loan, nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè Oloong của Lâm Đồng vừa có thông báo 100% mẫu loại chè Oloong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Để hạn chế sâu bệnh hại chè, bên cạnh sử dụng thuốc BVTV, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc. Trong ảnh: Xã viên HTX Chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) bón phân chuồng cho cây chè.