Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Toàn Và Lãi Cao

An Toàn Và Lãi Cao
Ngày đăng: 25/04/2014

Chăn nuôi trên đệm lót bằng trấu, mùn cưa, men sinh học không chỉ an toàn, thân thiện môi trường, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thân thiện môi trường, lãi cao

Đến chuồng trại nuôi gà của bà Trần Thị Dành ở thôn Phước Lý, xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) đã làm khiến chúng tôi ngỡ ngàng khi với hơn cả trăm con gà với một lượng phân thải khá lớn nhưng vẫn không ngửi thấy mùi hôi. Trên nền chuồng trại nuôi được lót một lớp trấu, trộn đều với chế phẩm men balasa, có chức năng lọc phân, khử khuẩn nên không phát ra mùi hôi xung quanh và khu dân cư...

Thị sát chuồng trại nuôi lợn của hộ Phan Thí ở thôn Đông Phước, xã Quảng Phước, chúng tôi yên tâm với mô hình an toàn sinh học này. Nền chuồng trại được phủ một lớp trấu, mùn cưa với độ dày gần một mét, không chỉ thân thiện môi trường mà còn an toàn dịch bệnh.

Kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng mô hình đơn giản, chi phí thấp nhưng an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, gia súc gia cầm không xảy ra dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trấu và mùn cưa sẵn có tại địa phương, chi phí mỗi bao chỉ từ một đến ba ngàn đồng.

Chế phẩm men Balasa cũng dễ mua, giá cả thấp... Bà Dành cho biết, nuôi trăm con gà trên diện tích khoảng mười mét vuông, sau hơn hai tháng trừ mọi chi phí lãi gần sáu triệu đồng. Mỗi năm có thể nuôi được năm lứa, thu lãi 30 triệu đồng. Số lượng gà và diện tích nuôi nếu được tăng lên gấp ba, bốn lần có thể thu lãi cả trăm triệu đồng.

Với chăn nuôi lợn, ông Phan Thí nhẩm tính, nuôi mười con, chỉ sau ba tháng thu lãi khoảng năm triệu đồng. Mỗi năm nuôi ba lứa, thu lãi 15 triệu đồng. Nếu nuôi theo mô hình trang trại cả trăm con sẽ thu lãi mỗi năm 150 triệu đồng.

Cần nhân rộng...

Mô hình chăn nuôi lợn, gà thịt trên đệm lót sinh học (mùn cưa, trấu, men sinh học) được Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm từ năm 2013. Từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình xây dựng nông thôn mới, trung tâm triển khai các mô hình chăn nuôi gà tại các xã Quảng An, Quảng Phú, Quảng Phước (huyện Quảng Điền), xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) với số lượng 3.000 con.

Mô hình chăn nuôi lợn được trung tâm triển khai tại xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) và xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền) với số lượng 165 con. Các mô hình được người dân tích cực hưởng ứng chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi mô hình chăn nuôi 100 con gà đều cho thu nhập bình quân 9 triệu đồng/lứa và mô hình lợn 10 con cho thu nhập bình quân 25 triệu đồng/lứa.

Ngoài thân thiện môi trường, dễ nuôi, lãi khá, chăn nuôi trên đệm lót bằng mùn cưa, trấu, men sinh học còn có ưu điểm là không chiếm nhiều diện tích nên có thể tận dụng tối đa các vùng đất trong vườn nhà.

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phước cho biết, sau khi các mô hình triển khai thí điểm có hiệu quả, nhiều hộ dân trên địa bàn có nhu cầu chăn nuôi để phát triển kinh tế. Kỹ thuật xây dựng mô hình tuy không khó, nhưng nhiều hộ vẫn còn lúng túng là trở ngại trong việc nhân rộng mô hình.

Trung tâm Khuyến nông lâm ngư, cơ quan chức năng cần quan tâm mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và xây dựng chuồng trại cho bà con. Nguồn vốn để nhân rộng mô hình có quy mô gia trại, trang trại hàng chục con đến cả trăm con là khá lớn, nằm ngoài khả năng của người dân. Các hộ có nhu cầu phát triển chăn nuôi đều có nguyện vọng được các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Quy hoạch vùng chăn nuôi đối với các trang trại cũng là vấn đề cần đặt ra. Chính quyền địa phương, các ban ngành cấp trên cần chọn những vùng đất phù hợp, xa dân cư để phát triển kinh tế trang trại, gia trại có quy mô lớn. Phát triển chăn nuôi phải gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ quan, ban ngành và người dân cần có sự liên kết trong sản xuất kinh doanh, trong đó thị trường tiêu thụ ổn định là vấn đề quan trọng...


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Gà Ai Cập Ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế) Nuôi Gà Ai Cập Ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế)

Từ kinh phí của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập chuyên trứng sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gà giống là 400 con. Tham gia mô hình trình diễn, người chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu và chế phẩm sinh học BalasaN01. Đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, làm đệm lót sinh thái, quy trình nuôi gà Ai Cập.

27/12/2014
Mô Hình Trồng Bắp Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò Đạt Hiệu Quả Mô Hình Trồng Bắp Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò Đạt Hiệu Quả

Mô hình trồng bắp non kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo là mô hình hiệu quả, giúp nhiều nông dân ổn định thu nhập. Tuy nhiên, nếu mô hình được thực hiện một cách toàn diện hơn và sản phẩm bắp non, bò thịt được liên kết bao tiêu thì đây sẽ là một mô hình phát triển kinh tế ổn định và hiệu quả.

27/12/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học được triển khai từ tháng 9 đến tháng 12-2014 tại xã Lực Hành (Yên Sơn - Tuyên Quang). Các hộ tham gia mô hình phải đảm bảo các tiêu chí như diện tích chuồng nuôi trên 20 m2, có lao động để chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, có vốn đối ứng khi tham gia mô hình, có kinh nghiệm trong chăn nuôi…

27/12/2014
Chưa Cho Phép Nuôi Tằm Lai Nhện Chưa Cho Phép Nuôi Tằm Lai Nhện

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có khung pháp lý và không đủ năng lực quản lý đối với lĩnh vực rất mới này. Do vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tạm thời chưa triển khai việc thực hiện phối hợp với Tập đoàn KBL Hoa Kỳ thực hiện dự án nuôi tằm BĐG đến khi chúng ta có khung pháp lý cho lĩnh vực này.

27/12/2014
Mô Hình Nâng Cao Thu Nhập Cho Hội Viên Cựu Chiến Binh Mô Hình Nâng Cao Thu Nhập Cho Hội Viên Cựu Chiến Binh

Trong chiến tranh, những anh lính "Bộ đội Cụ Hồ" luôn kiên trung, anh dũng. Trong thời bình, họ ra sức thi đua, chăm lo phát triển kinh tế vươn lên làm giàu bằng chính đôi bàn tay, khối óc của mình. Những năm gần đây, nắm bắt nhu cầu thị trường, mô hình nuôi thỏ của hội viên Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã đem lại kết quả phấn khởi.

27/12/2014