Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Toàn Và Lãi Cao

An Toàn Và Lãi Cao
Ngày đăng: 25/04/2014

Chăn nuôi trên đệm lót bằng trấu, mùn cưa, men sinh học không chỉ an toàn, thân thiện môi trường, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thân thiện môi trường, lãi cao

Đến chuồng trại nuôi gà của bà Trần Thị Dành ở thôn Phước Lý, xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) đã làm khiến chúng tôi ngỡ ngàng khi với hơn cả trăm con gà với một lượng phân thải khá lớn nhưng vẫn không ngửi thấy mùi hôi. Trên nền chuồng trại nuôi được lót một lớp trấu, trộn đều với chế phẩm men balasa, có chức năng lọc phân, khử khuẩn nên không phát ra mùi hôi xung quanh và khu dân cư...

Thị sát chuồng trại nuôi lợn của hộ Phan Thí ở thôn Đông Phước, xã Quảng Phước, chúng tôi yên tâm với mô hình an toàn sinh học này. Nền chuồng trại được phủ một lớp trấu, mùn cưa với độ dày gần một mét, không chỉ thân thiện môi trường mà còn an toàn dịch bệnh.

Kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng mô hình đơn giản, chi phí thấp nhưng an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, gia súc gia cầm không xảy ra dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trấu và mùn cưa sẵn có tại địa phương, chi phí mỗi bao chỉ từ một đến ba ngàn đồng.

Chế phẩm men Balasa cũng dễ mua, giá cả thấp... Bà Dành cho biết, nuôi trăm con gà trên diện tích khoảng mười mét vuông, sau hơn hai tháng trừ mọi chi phí lãi gần sáu triệu đồng. Mỗi năm có thể nuôi được năm lứa, thu lãi 30 triệu đồng. Số lượng gà và diện tích nuôi nếu được tăng lên gấp ba, bốn lần có thể thu lãi cả trăm triệu đồng.

Với chăn nuôi lợn, ông Phan Thí nhẩm tính, nuôi mười con, chỉ sau ba tháng thu lãi khoảng năm triệu đồng. Mỗi năm nuôi ba lứa, thu lãi 15 triệu đồng. Nếu nuôi theo mô hình trang trại cả trăm con sẽ thu lãi mỗi năm 150 triệu đồng.

Cần nhân rộng...

Mô hình chăn nuôi lợn, gà thịt trên đệm lót sinh học (mùn cưa, trấu, men sinh học) được Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm từ năm 2013. Từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình xây dựng nông thôn mới, trung tâm triển khai các mô hình chăn nuôi gà tại các xã Quảng An, Quảng Phú, Quảng Phước (huyện Quảng Điền), xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) với số lượng 3.000 con.

Mô hình chăn nuôi lợn được trung tâm triển khai tại xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) và xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền) với số lượng 165 con. Các mô hình được người dân tích cực hưởng ứng chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi mô hình chăn nuôi 100 con gà đều cho thu nhập bình quân 9 triệu đồng/lứa và mô hình lợn 10 con cho thu nhập bình quân 25 triệu đồng/lứa.

Ngoài thân thiện môi trường, dễ nuôi, lãi khá, chăn nuôi trên đệm lót bằng mùn cưa, trấu, men sinh học còn có ưu điểm là không chiếm nhiều diện tích nên có thể tận dụng tối đa các vùng đất trong vườn nhà.

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phước cho biết, sau khi các mô hình triển khai thí điểm có hiệu quả, nhiều hộ dân trên địa bàn có nhu cầu chăn nuôi để phát triển kinh tế. Kỹ thuật xây dựng mô hình tuy không khó, nhưng nhiều hộ vẫn còn lúng túng là trở ngại trong việc nhân rộng mô hình.

Trung tâm Khuyến nông lâm ngư, cơ quan chức năng cần quan tâm mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và xây dựng chuồng trại cho bà con. Nguồn vốn để nhân rộng mô hình có quy mô gia trại, trang trại hàng chục con đến cả trăm con là khá lớn, nằm ngoài khả năng của người dân. Các hộ có nhu cầu phát triển chăn nuôi đều có nguyện vọng được các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Quy hoạch vùng chăn nuôi đối với các trang trại cũng là vấn đề cần đặt ra. Chính quyền địa phương, các ban ngành cấp trên cần chọn những vùng đất phù hợp, xa dân cư để phát triển kinh tế trang trại, gia trại có quy mô lớn. Phát triển chăn nuôi phải gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ quan, ban ngành và người dân cần có sự liên kết trong sản xuất kinh doanh, trong đó thị trường tiêu thụ ổn định là vấn đề quan trọng...


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Đồng Bằng Sông Cửu Long Thành Vùng Trọng Điểm Quốc Gia Về Nông Ngư Nghiệp Xây Dựng Đồng Bằng Sông Cửu Long Thành Vùng Trọng Điểm Quốc Gia Về Nông Ngư Nghiệp

Xây dựng và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng cao. Phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước tầm quốc gia và quốc tế.

26/06/2014
Sử Dụng Nhãn Hiệu Chứng Nhận “Cà Phê Arabica Lang Biang” Sử Dụng Nhãn Hiệu Chứng Nhận “Cà Phê Arabica Lang Biang”

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã ra quyết định về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arabica Lang Biang” - nhãn hiệu cà phê thứ hai của Lâm Đồng sau nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”.

04/06/2014
Trồng Rong Nho Cần Đầu Tư Nhân Rộng Trồng Rong Nho Cần Đầu Tư Nhân Rộng

Tại TX Sông Cầu, người đầu tiên trồng rong nho là anh Lương Khắc Lâm. Anh Lâm cho biết: “Cách đây 2 năm, tôi từ TP Tuy Hòa ra xã Xuân Phương (TX Sông Cầu) trồng rong nho. Ban đầu, tôi mua khoảng 500kg giống (25.000 đồng/kg) ở Khánh Hòa về trồng trên diện tích ao hơn 1.500m2.

05/06/2014
Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Điện Phong Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Điện Phong

Con đường thẳng tắp giữa cánh Đồng Lăng, Gò Vịt thuộc thôn Thi Phương. “Cách đây hơn một năm, nó chỉ là con đường đất lầy lội. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, chính quyền và nhân dân đã đầu tư thi công mặt đường bằng bê tông xi măng có chiều dài 1,3km đạt tiêu chuẩn quy định” - ông Phan Phước Thăm, Bí thư Chi bộ thôn cho hay.

26/06/2014
Đắng Ngắt Bòn Bon Đắng Ngắt Bòn Bon

Ông Phạm Minh Hoàng, 72 tuổi, ở khu vực 3, phường Lái Hiếu (TX Ngã Bảy, Hậu Giang) cho biết: “Vườn tôi có 7 công dâu bòn bon với 250 cây. Năm nay, dâu đã 18 năm tuổi. Mọi năm, vườn dâu này thu hoạch xong vào khoảng 23/6, nhưng năm nay đến giờ vẫn không bán được vì chẳng có thương lái nào đến mua, kể cả những thương lái quen.

26/06/2014