Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An toàn thủy cầm cho dịp Tết Đoan Ngọ

An toàn thủy cầm cho dịp Tết Đoan Ngọ
Ngày đăng: 19/06/2015

Chăn nuôi an toàn

Thường lo ngại nhất đối với người tiêu dùng là tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm. Nhưng qua kiểm tra cho thấy, người dân ý thức khá cao trong việc chăn nuôi gia cầm an toàn. Ông Trần Văn Đê ở xã Quảng Thành (Quảng Điền) cho biết, những khu vực, điểm chăn nuôi được người dân chọn lựa là nơi thoáng mát, dòng nước đảm bảo. Đàn vịt của ông Đê hơn cả ngàn con được nuôi tại khu vực cuối hạ lưu sông Bồ. Nguồn nước, môi trường ở đây rất thích hợp cho việc chăn nuôi nên vịt chóng lớn. Nguồn thức ăn chăn nuôi luôn đảm bảo cho đàn thủy cầm phát triển, tăng đề kháng. Từ khi nuôi đến nay sắp xuất bán, đàn vịt của ông Đê chưa phát hiện con nào chết do dịch bệnh…

Chủ trại vịt hơn ngàn con của ông Phan Xuân ở cuối hạ lưu sông Hương, thuộc xã Hương Phong cũng đang phát triển tốt, an toàn dịch bệnh. Điều ông Xuân quan tâm nhất về quy trình nuôi thủy cầm an toàn, là ngoài yếu tố vị trí chăn nuôi phù hợp, còn phải chú trọng việc chấp hành tiêm vắc xin cho gia cầm, tiêu độc khử trùng chuồng trại.

“Ngay từ những ngày đầu nuôi, được sự hỗ trợ của cán bộ thú y, gia đình tôi đã tổ chức tiêm vắc xin đầy đủ cho đàn vịt. Cùng với đó là tuân thủ quy định phun thuốc phòng ngừa dịch bệnh quanh khu vực nuôi, mỗi tuần một đến hai lần”, ông Xuân chia sẻ. Ngoài trại nuôi trên, tại khu vực hạ lưu sông Hương, thuộc xã Hương Phong còn có khoảng 5 trại nuôi vịt quy mô ngàn con trở lên đang phát triển tốt, sắp xuất bán phục vụ dịp Tết Đoan ngọ.

Quản lý chặt

Chủ tịch UBND xã Hương Phong - Trần Viết Én cho biết, hệ thống sông, đầm tại địa phương rất thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy cầm. Trên địa bàn xã có hàng trăm hộ chăn nuôi vịt quy mô trang trại, gia trại từ vài trăm con đến ngàn con trở lên. Chăn nuôi thủy cầm trở thành một hướng quan trọng trong phát triển kinh tế của nhiều hộ gia đình. Những năm gần đây, chính quyền địa phương luôn chú trọng công tác kiểm soát hoạt động chăn nuôi của người dân; đồng thời tuyên truyền, vận động bà con từng bước chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn, an toàn dịch bệnh.

Cán bộ thú y xã thường xuyên kiểm tra, nắm số lượng đàn thủy cầm trên địa bàn, cấp sổ theo dõi, hướng dẫn người dân tiêm vắc xin, tiêu độc khử trùng. Trong vòng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn chưa để xảy ra dịch bệnh trên gia cầm. Các dịp Tết Nguyên đán, hay Đoan ngọ, cán bộ thú y tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi trên địa bàn. Tính đến thời điểm này, tất cả các gia trại, trang trại, kể cả các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm nhỏ lẻ đều đảm bảo an toàn.

Ghi nhận của chúng tôi tại các phường Hương Xuân, Hương Chữ (Hương Trà)… nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi vịt hàng ngàn con đều phát triển tốt, an toàn dịch bệnh. Ông Trần Quốc Sửu, Trưởng phòng Dịch tễ, thuộc Chi cục Thú y tỉnh cho biết, những ngày này, cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đàn thủy cầm trên địa bàn toàn tỉnh. Tất cả các trại nuôi thủy cầm đang được kiểm soát tốt, đảm bảo an toàn, chưa có dấu hiệu dịch bệnh. Theo yêu cầu và hướng dẫn của cán bộ thú y, người dân chấp hành khá tốt công tác tiêm vắc xin ngay từ đầu vụ, tiêu độc khử trùng theo định kỳ. Trong thời điểm nắng nóng như hiện nay, công tác chăm sóc, tiêu độc được người dân tăng cường mỗi tuần từ hai đến ba lần…

Điều lo lắng nhất hiện nay là vấn đề nhập thêm một lượng thủy cầm khá lớn ở các tỉnh khác để tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Vậy nên, công tác kiểm tra, giám sát được ngành thú y tăng cường, thường xuyên hơn. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, tại thời điểm này, hai chốt kiểm dịch bắc-nam được bố trí lực lượng từ 3 - 4 cán bộ thú y, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, công an, phân công chốt chặn 24/24 giờ; đồng thời tổ chức tuần tra, giám sát hoạt động vận chuyển gia cầm trên Quốc lộ 1A và các tuyến đường xung yếu. Các phương tiện vận chuyển gia cầm trước khi qua chốt được kiểm tra thủ tục kiểm dịch, vận chuyển và tiêu độc khử trùng…

Chi cục Thú y tỉnh đang triển khai tiêm vắc xin cho đàn gia cầm vụ xuân 2015. Theo đó, các lực lượng đã tiêm 390 ngàn liều vắc xin gia cầm, đạt 90%; 360 ngàn liều vắc xin dịch tả vịt, đạt 90%; 15 ngàn liều tụ huyết trùng gia cầm, đạt 55%... Ngoài ra, chi cục còn tiêm 182 ngàn liều vắc xin kháng thể Gmaboro, đạt 65% và 15 ngàn liều vắc xin kháng thể E.coli 15… Ngành thú y đang tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho gia cầm vụ xuân đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu với đồng ruộng Làm giàu với đồng ruộng

25 năm canh tác trên đồng ruộng, sự thạo nghề cộng với việc biết xây dựng kế hoạch cụ thể, nông dân Trần Đức Vĩnh (xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) từng bước làm giàu trên mảnh ruộng của mình. Hàng năm, anh thu về trên 1 tỷ đồng từ gần 300 công đất của mình.

02/07/2015
Sâu bệnh gây hại nhẹ trên lúa mới cấy Sâu bệnh gây hại nhẹ trên lúa mới cấy

Tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, sâu bệnh gây hại chủ yếu tập trung trên diện tích lúa của các tỉnh phía Nam.

02/07/2015
Đắk Lắk khuyến cáo người dân thận trọng khi trồng mắc ca Đắk Lắk khuyến cáo người dân thận trọng khi trồng mắc ca

Trước nguy cơ người dân đổ xô trồng cây mắc ca tự phát theo phong trào mà chưa có các thông tin đầy đủ về loại cây còn khá mới mẻ này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản khuyến cáo việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn.

02/07/2015
Thương lái hạ giá mua lúa Hè thu xuống 200-300 đồng/kg so với giá đặt cọc Thương lái hạ giá mua lúa Hè thu xuống 200-300 đồng/kg so với giá đặt cọc

Sau một thời gian mưa dầm kéo dài, hiện Trời bắt đầu có nắng trở lại nên bà con trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang tranh thủ thu hoạch lúa Hè thu đã quá ngày cắt. Tuy nhiên, điều quan tâm trong lúc này là các thương lái đều hạ giá thu mua lúa của nông dân xuống từ 200 - 300 đồng/kg so với giá đã đặt cọc cách nay khoảng một tuần.

02/07/2015
HTX Toàn Dân (xã Thanh Lâm, Ba Chẽ) mở hướng làm giàu từ cây ba kích HTX Toàn Dân (xã Thanh Lâm, Ba Chẽ) mở hướng làm giàu từ cây ba kích

Với xuất phát điểm từ một HTX đầu tư vào huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chủ yếu là trồng keo lấy gỗ, nhận thấy mảnh đất này giàu tiềm năng cho phát triển các loại dược liệu quý, đến nay HTX Toàn Dân (xã Thanh Lâm, Ba Chẽ) đã phát triển thêm vùng trồng cây ba kích tím. Qua đó, mở hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân trên địa bàn.

02/07/2015