An Giang Vùng Đầu Nguồn Trữ Cá Linh Chờ Bán

Trong khi tại các chợ ở trung tâm thành phố Long Xuyên (An Giang), cá linh đầu mùa giá cao, hút hàng thì tại các địa phương đầu nguồn, người nghèo đánh bắt nhỏ lẻ không tiêu thụ dễ dàng nguồn lợi "trời cho" này.
Anh Lê Văn Kháng (ngụ ấp Phú Nhơn, xã Phú Hội, An Phú) cho biết: Mấy ngày trước, một số bạn hàng đến mua cá linh giá từ 25.000 đến 30.000 đồng/kg, sau đó sụt xuống còn 20.000 đồng và nay chỉ còn 15.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người đến mua. Do hộ nghèo ở đây chỉ đặt dớn, kéo lưới mỗi ngày vài ký, nên trữ lại chờ mối từ các chợ trung tâm đến mua.
Hiện, cá linh đầu mùa bán ở các chợ tại Long Xuyên khoảng 150.000 đồng/kg, nhưng rất hiếm hang.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2015, theo dự báo của Hiệp hội Rau quả VN, giá trị xuất khẩu các mặt hàng rau quả VN có thể cán mốc 2 tỉ USD, một con số ấn tượng khi đa số mặt hàng nông sản khác vẫn đang gặp khó.

Thốt nốt không chỉ là biểu tượng tinh thần mà còn là nguồn sống của nhiều người dân vùng Bảy Núi (An Giang). Thời gian qua, thông tin có một số thương lái người Trung Quốc đến thu mua cây thốt nốt, khiến cả một vùng biên bàn tán xôn xao…

Xuất hiện nhiều điểm thu mua cà gai leo để bán ra tỉnh ngoài. Để nâng giá trị kinh tế cho cây trồng này, huyện Minh Long đã đồng ý cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển (ĐT&PT) dược liệu Ngọc Linh xây dựng xưởng sơ chế, đóng gói, trồng và bảo tồn cà gai leo.

Ngành nông nghiệp đóng góp khoảng 14% vào tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, nhưng lao động trong lĩnh vực này chiếm đến 47% tổng số lao động của tỉnh. Để vực dậy ngành nông nghiệp, tỉnh đưa ra nhiều cơ chế hỗ trợ hấp dẫn nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

Vụ lúa hè thu đã đi qua. Nhưng trên 20 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trồng lúa, với tổng diện tích trên 400ha, ngoài những kết quả thiết thực mang lại thì bản thân nó cũng còn nhiều vấn đề tồn đọng cần tháo gỡ.