Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Giang trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao

An Giang trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao
Ngày đăng: 18/04/2015

Kế hoạch phát triển ƯDCNC vào vườn cây ăn trái tại huyện Chợ Mới sẽ tập trung vào 3 xã cù lao: Bình Phước Xuân, Tấn Mỹ và Mỹ Hiệp, với tổng diện tích 2.200 héc- ta. Trong đó, xoài là cây trồng chủ yếu và tập trung vào hai loại: Xoài ba màu và xoài cát hòa lộc. Xã Bình Phước Xuân hiện có hơn 1.200 héc- ta đất trồng lúa được chuyển sang trồng cây ăn trái và trồng màu. Trong đó, có trên 600 héc- ta đất chuyên trồng xoài, 9 hộ nông dân tham gia trồng xoài theo hướng ứng dụng vietGAP, với gần 8 héc- ta.

Ông Nguyễn Văn Lùn (ấp Bình Tấn, xã Bình Phước Xuân) vừa thu hoạch 1 héc- ta xoài, với 800 gốc xoài ba màu. Ông Lùn cho biết: “Trước đây, tôi trồng xoài cát chu nhưng hiệu quả không cao, sau đó được ngành Nông nghiệp huyện khuyến cáo trồng cây ăn trái kết hợp ƯDCNC nên tôi đã chuyển sang trồng xoài ba màu”.

Vì được tập huấn kỹ thuật gieo trồng nên ngay từ vụ đầu tiên, ông đã thu được hiệu quả khá cao. Từ khi trồng xoài ba màu đến nay, ông Lùn thu được gần 200 triệu đồng mỗi năm. “Xoài ba màu mang lại hiệu quả cao, dễ trồng, trái to và có giá. Nông dân trồng xoài như chúng tôi hy vọng Nhà nước hỗ trợ xây dựng thương hiệu để xoài ổn định giá cả và bảo đảm thị trường tiêu thụ giúp nông dân vững tâm để nâng cao diện tích trồng xoài ba màu” - ông Lùn bày tỏ.

Với 2 héc- ta diện tích đất trồng cây ăn trái, hai năm qua, ông Thái Văn Nhẫn (ấp Bình Chung, xã Bình Phước Xuân) đã chuyển sang cấy ghép và trồng xoài ba màu. Ông Nhẫn trồng được 1.500 gốc xoài ba màu, mỗi năm thu hoạch trên 400 triệu đồng.

Ông Nhẫn cho biết: “Sau khi được cán bộ Nông nghiệp huyện hướng dẫn, tôi đã thực hiện thành công việc cấy ghép xoài, với tỷ lệ đạt khoảng 80%”. Hiện nay, vườn xoài ba màu của ông Nhẫn đã áp dụng thành công quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, quy trình sản xuất này giúp nông dân kiểm tra được chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất. Theo chủ trương của xã là tận dụng thế mạnh đặc thù của Bình Phước Xuân để thực hiện phát triển du lịch miệt vườn sông nước tại địa phương nhằm thu hút khách tham quan du lịch và các nhà đầu tư. Ông Nhẫn cũng đã đầu tư thực hiện du lịch sinh thái tại vườn xoài của gia đình.

Phó Chủ tịch UBND xã Bình Phước Xuân Lê Hoàng Sang cho biết: “So với trồng lúa, trồng cây ăn trái tại xã Bình Phước Xuân mang lại hiệu quả cho nông dân cao hơn rất nhiều. Hàng năm, sản lượng sản phẩm cây ăn trái tại xã xuất sang Trung Quốc khoảng 8.000 tấn. Việc trồng xoài ƯDCNC cũng đã được Sở Khoa học và Công nghệ quan tâm tư vấn, hỗ trợ và tập huấn cho bà con nhà vườn về kỹ thuật sản xuất theo hướng ƯDCNC. Đồng thời, xã cũng tiến hành làm dự án phát triển sản xuất trồng cây ăn trái theo hướng ƯDCNC của xã”.

Hiện nay, xã Bình Phước Xuân kết hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới thành lập 13 tổ liên kết cho 119 hộ vay vốn tín chấp hơn 5 tỷ đồng để làm vườn, mở rộng diện tích trồng cây xoài và kết hợp với Sở Khoa học - Công nghệ xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm xoài của xã.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Toàn Diện Theo Hướng Hiện Đại Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Toàn Diện Theo Hướng Hiện Đại

Trong các nội dung của Nghị quyết 7, (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển sản xuất toàn diện theo hướng hiện đại là một vấn đề cốt yếu làm tiền đề để thực hiện chiến lược nông dân, nông thôn.

24/04/2014
Xuống Biển Bắt Tôm Hùm Giống Xuống Biển Bắt Tôm Hùm Giống

Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, khi trời êm, biển lặng, tôm hùm giống tập trung nhiều ở các rạn đá, san hô, lại được giá, một số ngư dân làng biển thị trấn Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) lại sửa soạn đồ nghề chuẩn bị cho một mùa bắt tôm hùm giống…

25/04/2014
Nỗi Lo Từ Việc Thu Mua Con Banh Lông Nỗi Lo Từ Việc Thu Mua Con Banh Lông

Với chiêu bài mới, các thương lái Trung Quốc núp bóng các tiểu thương Việt để tìm mua con banh lông (một loại thuỷ sản dùng làm mồi câu cá rún) với giá cao ở các cửa biển Cà Mau, Kiên Giang. Nhiều vựa thu mua vì món lợi trước mắt mà “sập bẫy” chiêu bài này.

25/04/2014
Hải Hậu (Nam Định) Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Hải Hậu (Nam Định) Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Những năm qua, công tác nuôi trồng thủy sản (NTTS) được huyện Hải Hậu (Nam Định) tập trung chỉ đạo phát triển theo hướng bền vững.

25/04/2014
Làng Nổi Cá Mú Lao Đao… Làng Nổi Cá Mú Lao Đao…

Những lồng bè nuôi cá mú san sát trước đây ở bãi biển Lạch Dù, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), nay đang thưa thớt dần, bởi hầu hết người nuôi thua lỗ nặng do giá cá rớt dần từ trước tết đến nay. Bây giờ dưới màu nước trong xanh tận đáy ven bờ, bà con ngư dân nuôi tạm một vài loài hải sản khác, chờ giá cá mú hồi sinh trở lại…

25/04/2014