An Giang Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trị Bệnh Cho Lươn Đồng Bằng Thảo Dược Tại Tân Châu

Nghề nuôi lươn trong những năm gần đây phát triển mạnh trên địa bàn thị xã Tân Châu nói riêng và tỉnh An Giang nói chung. Tuy nhiên, tình hình bệnh trên lươn nuôi thương phẩm diễn biến ngày càng phức tạp đã gây không ít khó khăn cho việc định hướng và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Nhằm cung cấp cho bà con nuôi lươn một số thông tin mới về phòng trị bệnh trên lươn, tháng 6/2014, tại ấp Tân Hậu A2 - xã Tân An - TX Tân Châu - tỉnh An Giang, Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu đã phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản An Giang tổ chức lớp tập huấn “Một số bệnh thường gặp trên lươn đồng (Monopterus albus) và các biện pháp phòng trị”.
Nội dung của buổi tập huấn là kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị trên lươn đồng (Monopterus albus) ở giai đoạn giống và nuôi thương phẩm” do Ts Lý Thị Thanh Loan – Nguyên Giám đốc Trung tâm Quốc gia Quan trắc - Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu vực Nam bộ làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu.
Đến dự lớp tập huấn có đại diện Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Trung tâm Giống thủy sản An Giang, Phòng Kinh tế TX Tân Châu, đại diện UBND xã Tân An, các Khuyến nông viên, Kỹ thuật viên Thủy sản và gần 60 nông dân tham dự.
Lớp tập huấn đã phổ biến một số kiến thức về biện pháp nhận biết các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng trị bệnh cho lươn trong giai đoạn đầu thả giống và nuôi thương phẩm. Đặc biệt trong phần trình bày về một số biện pháp phòng trị bệnh trên lươn, TS Lý Thị Thanh Loan đã hướng dẫn cho bà con nuôi lươn sử dụng hai loại thuốc có nguồn gốc thảo dược để phòng trị bệnh cho lươn.
Một loại thảo dược có thành phần Limonoid để phòng trị bệnh ký sinh trùng và loại thảo dược thứ hai có thành phần gồm Phyllanthin và Hypophyllanthin để phòng trị bệnh khi lươn có các triệu chứng đỏ hậu môn và vòm họng bị xuất huyết.
Các loại thảo dược này đã được thử nghiệm ở các hộ nuôi lươn và cho kết quả khả quan là lươn giảm tỷ lệ hao hụt do bệnh trong quá trình nuôi, đặc biệt là giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình thuần dưỡng.
Qua những nội dung trao đổi tại buổi tập huấn, nông dân được tiếp thu những kiến thức hết sức thiết thực để áp dụng trong mô hình nuôi lươn ở gia đình và hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho các mô hình nuôi lươn tại địa phương phát triển bền vững trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày đầu xuân mới, cùng với bà con nông dân trồng lúa đã tích cực xuống đồng, các hộ nuôi và các doanh nghiệp nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nam Định đang tích cực cải tạo ao, đầm và chuẩn bị các điều kiện cần thiết bước vào vụ nuôi xuân hè.

Sau mỗi vụ nuôi, lượng mùn bã hữu cơ của vật nuôi tích tụ lắng đọng nhiều ở đáy ao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Công tác cải tạo ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng, do đó người nuôi cần phải tiến hành nhiều biện pháp cải tạo ao hồ sau đó mới thả nuôi.

Ngày 7-2-2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định thông qua dự luật nông nghiệp năm 2014 của Mỹ, trong đó có nội dung đưa cá tra/basa Việt Nam vào chương trình thanh tra, giám sát của họ. Theo nhận định của một số nhà chuyên môn, điều này ít nhiều sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Mỹ nhưng nhanh nhất cũng phải đầu năm 2015.

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong năm 2013, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2012.

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam. Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này. Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này. Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu b