Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn

Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn
Ngày đăng: 18/07/2015

Giống lúa hữu cơ ưu thế lai mới này có tên là Ezhome-4, là giống duy nhất được chuyển giao cho canh tác trong vùng sinh thái nhiễm mặn hiện nay của khu vực phía Bắc, đặc biệt là vùng Kattampally. Đây là một trong 2 giống lúa hữu cơ ưu thế lai được chuyển giao thương mại gần đây bởi RARS, thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Kerala (The Kerala Agricultural University (KAU)). Theo các nhà khoa học ở RARS, giống Ezhome-4 là kết quả của hàng loạt chương trình lai tạo từ năm 2002.  Họ cho rằng, giống mới này là hoàn toàn phù hợp cho vùng tự nhiên có xu hướng nhiễm mặn ở Kaipad, cũng như vùng ngập nước thông thường không nhiễm mặn khác.

Các nhà tạo giống của Ấn Độ cho biết những giống lúa hữu cơ ưu thế lai này cho năng suất cao trong vùng Kaipad cũng như trong vùng Kattampally. Năng suất trung bình khoảng 5,1 tấn/ha trong vùng sinh thái hữu cơ Kaipad nhiễm mặn trung bình (năng suất này rất cao vì năng suất lúa trung bình toàn Ấn Độ rất thấp chỉ đạt 3,59 tấn/ha; trong khi đó Việt Nam là 5,53 tấn/ha theo nguồn FAOSTAT, năm 2011, cập nhật 7/2015). Năng suất rơm rạ đạt trung bình là 10 tấn/ha. Một giống lúa hữu cơ mới khác có tên là “Jaiva” phù hợp cho vùng đất ngập nước thông thường không nhiễm mặn.

Theo tiến sĩ Vanaja (một trong số các nhà chọn giống lúa lai hữu cơ này) nói rằng các giống lúa hữu cơ lần đầu tiên được đưa ra trong một hội nghị quốc tế về hệ thống nông nghiệp hữu cơ khi một bài báo về nó đã được trình bày. Bà nói rằng bài báo cũng đã được công bố trên Tạp chí quốc tế về canh tác nông nghiệp hữu cơ trong năm 2013.

Giống lúa lai “Jaiva” cũng là kết quả của các chương trình lai giống được tiến hành cách đây 13 năm và đã được thử nghiệm thành công trong các thực nghiệm trên đồng ruộng của nông dân. Năng suất lúa trung bình của giống lúa này là 5,2 tấn/ha và sản lượng rơm đạt 9 tấn/ha trong điều kiện canh tác hoàn toàn hữu cơ.

Được biết, các nghiên cứu trên hai giống mới này kéo dài trong khoảng thời gian 13 năm và đã được tiến hành tại Trạm Nghiên cứu thuộc RARS và tại Trạm Nghiên cứu ở Panniyur.


Có thể bạn quan tâm

Từ tay trắng thu tiền tỷ nhờ nấm linh chi Từ tay trắng thu tiền tỷ nhờ nấm linh chi

Trước khi trở thành ông chủ của một trong những trại nấm linh chi quy mô lớn tại huyện Đầm Hà, anh Phan Quốc Hưng từng có thời gian dài ngập trong số nợ lớn

16/01/2017
Những tỷ phú nông dân vùng Kinh Bắc Những tỷ phú nông dân vùng Kinh Bắc

Tận dụng những vùng đất trũng hay bãi phù sa sông Đuống để phát triển kinh tế làm giàu là những bước đi mà nông dân ở Cảnh Hưng đang hướng đến.

19/01/2017
Làm giàu nhờ chuối cấy mô Làm giàu nhờ chuối cấy mô

Sau gần 10 năm làm việc tại TP.HCM, tôi chợt nhận ra rằng, sức trẻ mình có, đất vườn gia đình, tôi quyết định về lại quê, cải tạo đất để trồng chuối cấy mô

21/01/2017
Những tỷ phú nông dân Những tỷ phú nông dân

Với sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, nhiều nông dân trong tỉnh đã biến những khó khăn thành lợi thế

24/01/2017
'Vua gà' xứ nghệ, lãi ròng trên 1,5 tỷ đồng/năm 'Vua gà' xứ nghệ, lãi ròng trên 1,5 tỷ đồng/năm

Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, chỉ sau 6 năm, trải qua bao phen “sấp ngửa”, Trần Hữu Đức đã có 3 trại gà lý tưởng, lãi ròng trên 1,5 tỷ đồng/năm

06/02/2017