Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn

Giống lúa hữu cơ ưu thế lai mới này có tên là Ezhome-4, là giống duy nhất được chuyển giao cho canh tác trong vùng sinh thái nhiễm mặn hiện nay của khu vực phía Bắc, đặc biệt là vùng Kattampally. Đây là một trong 2 giống lúa hữu cơ ưu thế lai được chuyển giao thương mại gần đây bởi RARS, thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Kerala (The Kerala Agricultural University (KAU)). Theo các nhà khoa học ở RARS, giống Ezhome-4 là kết quả của hàng loạt chương trình lai tạo từ năm 2002. Họ cho rằng, giống mới này là hoàn toàn phù hợp cho vùng tự nhiên có xu hướng nhiễm mặn ở Kaipad, cũng như vùng ngập nước thông thường không nhiễm mặn khác.
Các nhà tạo giống của Ấn Độ cho biết những giống lúa hữu cơ ưu thế lai này cho năng suất cao trong vùng Kaipad cũng như trong vùng Kattampally. Năng suất trung bình khoảng 5,1 tấn/ha trong vùng sinh thái hữu cơ Kaipad nhiễm mặn trung bình (năng suất này rất cao vì năng suất lúa trung bình toàn Ấn Độ rất thấp chỉ đạt 3,59 tấn/ha; trong khi đó Việt Nam là 5,53 tấn/ha theo nguồn FAOSTAT, năm 2011, cập nhật 7/2015). Năng suất rơm rạ đạt trung bình là 10 tấn/ha. Một giống lúa hữu cơ mới khác có tên là “Jaiva” phù hợp cho vùng đất ngập nước thông thường không nhiễm mặn.
Theo tiến sĩ Vanaja (một trong số các nhà chọn giống lúa lai hữu cơ này) nói rằng các giống lúa hữu cơ lần đầu tiên được đưa ra trong một hội nghị quốc tế về hệ thống nông nghiệp hữu cơ khi một bài báo về nó đã được trình bày. Bà nói rằng bài báo cũng đã được công bố trên Tạp chí quốc tế về canh tác nông nghiệp hữu cơ trong năm 2013.
Giống lúa lai “Jaiva” cũng là kết quả của các chương trình lai giống được tiến hành cách đây 13 năm và đã được thử nghiệm thành công trong các thực nghiệm trên đồng ruộng của nông dân. Năng suất lúa trung bình của giống lúa này là 5,2 tấn/ha và sản lượng rơm đạt 9 tấn/ha trong điều kiện canh tác hoàn toàn hữu cơ.
Được biết, các nghiên cứu trên hai giống mới này kéo dài trong khoảng thời gian 13 năm và đã được tiến hành tại Trạm Nghiên cứu thuộc RARS và tại Trạm Nghiên cứu ở Panniyur.
Có thể bạn quan tâm

Trước mắt, TT KKN phối hợp với thanh tra 3 Sở NN-PTNT: Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long trực tiếp kiểm tra các đại lý buôn bán phân bón hữu cơ (vi sinh, sinh học, khoáng), phân hữu cơ khoáng, phân bón lá, sau đó lấy mẫu đem về trung tâm phân tích chất lượng cũng như giám sát tại chỗ nội dung bao bì quảng cáo.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Nam phối hợp với trung tâm Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Kỹ thuật Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Tam Kỳ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng trên sông Tam Kỳ.

Sau rằm tháng 7, phần lớn các loại rau màu giảm giá thì dưa hấu tăng giá trở lại. Khoảng một tháng rưỡi trước, giá dưa ở mức thấp từ 3.000-3.200 đồng/kg thì hiện nay tăng thêm 600-1.000 đồng/kg.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu tôm sú từ Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu chế biến của doanh nghiệp. Nguyên nhân do thời gian qua dịch bệnh bùng phát, nguồn tôm nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu nên doanh nghiệp phải tìm nguồn nguyên liệu thay thế.

Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm đất đai, đào hồ nuôi tôm trái phép diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh. Chính quyền địa phương xử lý thiếu kiên quyết nên vi phạm diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các vùng nuôi trong tỉnh bị bỏ ngỏ nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.