Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn

Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn
Ngày đăng: 18/07/2015

Giống lúa hữu cơ ưu thế lai mới này có tên là Ezhome-4, là giống duy nhất được chuyển giao cho canh tác trong vùng sinh thái nhiễm mặn hiện nay của khu vực phía Bắc, đặc biệt là vùng Kattampally. Đây là một trong 2 giống lúa hữu cơ ưu thế lai được chuyển giao thương mại gần đây bởi RARS, thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Kerala (The Kerala Agricultural University (KAU)). Theo các nhà khoa học ở RARS, giống Ezhome-4 là kết quả của hàng loạt chương trình lai tạo từ năm 2002.  Họ cho rằng, giống mới này là hoàn toàn phù hợp cho vùng tự nhiên có xu hướng nhiễm mặn ở Kaipad, cũng như vùng ngập nước thông thường không nhiễm mặn khác.

Các nhà tạo giống của Ấn Độ cho biết những giống lúa hữu cơ ưu thế lai này cho năng suất cao trong vùng Kaipad cũng như trong vùng Kattampally. Năng suất trung bình khoảng 5,1 tấn/ha trong vùng sinh thái hữu cơ Kaipad nhiễm mặn trung bình (năng suất này rất cao vì năng suất lúa trung bình toàn Ấn Độ rất thấp chỉ đạt 3,59 tấn/ha; trong khi đó Việt Nam là 5,53 tấn/ha theo nguồn FAOSTAT, năm 2011, cập nhật 7/2015). Năng suất rơm rạ đạt trung bình là 10 tấn/ha. Một giống lúa hữu cơ mới khác có tên là “Jaiva” phù hợp cho vùng đất ngập nước thông thường không nhiễm mặn.

Theo tiến sĩ Vanaja (một trong số các nhà chọn giống lúa lai hữu cơ này) nói rằng các giống lúa hữu cơ lần đầu tiên được đưa ra trong một hội nghị quốc tế về hệ thống nông nghiệp hữu cơ khi một bài báo về nó đã được trình bày. Bà nói rằng bài báo cũng đã được công bố trên Tạp chí quốc tế về canh tác nông nghiệp hữu cơ trong năm 2013.

Giống lúa lai “Jaiva” cũng là kết quả của các chương trình lai giống được tiến hành cách đây 13 năm và đã được thử nghiệm thành công trong các thực nghiệm trên đồng ruộng của nông dân. Năng suất lúa trung bình của giống lúa này là 5,2 tấn/ha và sản lượng rơm đạt 9 tấn/ha trong điều kiện canh tác hoàn toàn hữu cơ.

Được biết, các nghiên cứu trên hai giống mới này kéo dài trong khoảng thời gian 13 năm và đã được tiến hành tại Trạm Nghiên cứu thuộc RARS và tại Trạm Nghiên cứu ở Panniyur.


Có thể bạn quan tâm

Si Ma Cai (Lào Cai) có 6,5 ha tam thất cho thu hoạch nụ hoa Si Ma Cai (Lào Cai) có 6,5 ha tam thất cho thu hoạch nụ hoa

Vụ hoa tam thất năm 2015, diện tích cây tam thất tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cho thu hoạch khoảng hơn 2 tạ nụ hoa, với giá bán 500 nghìn đồng/kg, mang lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng cho người trồng cây tam thất.

05/08/2015
Giá ớt giảm sâu Giá ớt giảm sâu

Cách nay 1 tháng, ớt sừng trâu trái to giá từ 45.000 - 47.000 đồng/kg hiện chỉ còn 16.000 đồng/kg. Ớt chỉ thiên giảm nhẹ 24.000 đồng/kg.

05/08/2015
Trồng chè hữu cơ tại Bắc Hà phát triển nhưng không nên ồ ạt Trồng chè hữu cơ tại Bắc Hà phát triển nhưng không nên ồ ạt

Phát triển chè hữu cơ là một trong những định hướng quan trọng của ngành nông nghiệp Lào Cai nhưng với quan điểm phát triển nhưng không làm ồ ạt mà chỉ tập trung tại những vùng thực sự có thế mạnh.

05/08/2015
Hiệu quả kinh tế từ cây màu Hiệu quả kinh tế từ cây màu

Bình Thạnh Đông không phải là xã có diện tích trồng màu nhiều nhất ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, nhưng nhờ sự linh hoạt và kinh nghiệm học hỏi lâu năm của nông dân, nghề gắn bó với cây màu ở đây vẫn được địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

05/08/2015
Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng khoai mỡ gần 800 ha tập trung ở 2 xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và một số xã khác, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn, nên nông dân sau khi trồng khoai mỡ thường bỏ đất trống hay trồng cây khoai mì luân canh trong thời gian nước lũ về từ tháng 9 hàng năm. Mấy năm gần đây, mô hình trồng cây màu xen canh được bà con trong huyện chú trọng và nhiều loại cây màu bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong đó có cây đậu phộng.

05/08/2015