Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Amistar Top - Hết Bệnh Lo Đầy Kho Lúa Trúng

Amistar Top - Hết Bệnh Lo Đầy Kho Lúa Trúng
Ngày đăng: 28/10/2013

Công ty Syngenta và Công ty AGPPS đã cùng nhau chia sẻ những thành công khi sử dụng Amistar Top cùng những kinh nghiệm quí báu trong thâm canh cây lúa đạt năng suất cao.

Đây là dịp nông dân giao lưu với các nhà khoa học; giao lưu giữa bà con nông dân về kinh nghiệm sử dụng thuốc BVTV Amistar Top thành công. Amistar Top bên cạnh phòng trừ 4 bệnh quan trọng trên cây lúa (bệnh lem lép, đạo ôn, đốm vằn, vàng lá), thuốc còn giữ cho lá đòng xanh lâu hơn, đây là cơ sở làm gia tăng năng suất. Theo các nhà khoa học, nếu chúng ta giữ lá đòng xanh 1 ngày thì cho 150 kg lúa tăng thêm/ha. Với đặc tính kỹ thuật vượt trội, Amistar Top làm kéo dài tuổi thọ lá đòng hơn 8 ngày, điều này có nghĩa năng suất tăng thêm trên 1 tấn lúa/ha. Đặc biệt trong buổi tổ chức sự kiện, rất nhiều bà con tham gia trình bày chia sẻ kinh nghiệm sử dụng Amistar Top trên các vùng đất khác nhau, tất cả đều cho năng suất vượt trội. Điều đáng lưu ý là trong các vùng làm lúa nhiều vụ trong năm sẽ rất dễ xảy ra ngộ độ hữu cơ giai đoạn muộn, thời kỳ trổ chín lá lúa rất dễ bị nấm bệnh tấn công cũng như làm lá vàng đi, vậy mà những ruộng sử dụng Amistar Top lá đòng vẫn giữ xanh, đây là một trong những khám phá lý thú khi phun Amistar Top.Sự kiện đã giúp nông dân hiểu rõ cách làm thế nào tăng số hạt trên bông/gié thông qua việc phun Amistar Top kết hợp bón phân đón đòng nhằm tối ưu hóa năng suất, đồng thời nông dân được tai nghe mắt thấy giá trị của Amistar Top khi phun giai đoạn trước và sau trổ, bên cạnh phòng trừ các bệnh quan trọng tấn công trên bông/gié, Amistar Top còn giữ xanh bộ lá đòng, gia tăng năng suất, hạt lúa vàng sáng chắc tới cậy, tăng tỷ lệ xay chà, bán có giá.Nông dân thực sự được trải nghiệm và chia sẻ qui trình sử dụng thuốc của Syngenta từ đầu tới cuối nhằm tối ưu hóa trong quản lý dịch một cách khoa học phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây lúa, phù hợp với chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, 3 giảm 3 tăng… Qua buổi tổ chức sự kiện, bà con cho biết bắt đầu hiểu được đầu tư thế nào đạt hiệu quả, tối ưu hóa năng suất, mang lại thu nhập cao nhất.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh giác bệnh lùn sọc đen hại lúa mùa Cảnh giác bệnh lùn sọc đen hại lúa mùa

Hiện trà lúa mùa sớm ở Nam Định đang bắt đầu đẻ nhánh. Song, rầy lứa 4 đã xuất hiện trên cánh đồng lúa với mật nơi cao từ 100 - 200 con/m2.

27/07/2020
Sâu bệnh hại lúa Japonica vụ mùa 2020 Sâu bệnh hại lúa Japonica vụ mùa 2020

Thời tiết vụ mùa miền Bắc thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại đặc biệt là với các giống lúa chất lượng trong đó có Japonica (lúa Nhật).

28/07/2020
Phòng trừ hiệu quả sâu cuốn lá hại lúa Phòng trừ hiệu quả sâu cuốn lá hại lúa

Vòng đời sâu cuốn lá kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, vòng đời của sâu dài hay ngắn còn tùy vào giống lúa, phân bón và thời tiết.

29/07/2020
Làm thế nào để tăng năng suất lúa? Làm thế nào để tăng năng suất lúa?

“Giá mà chú biết đến Đạm Cà Mau sớm hơn” – Chú Tắc rạng rỡ cười, chụp ảnh với ruộng lúa hè thu vàng óng và mượt mà, đang xào xạc reo ca trong gió...

13/08/2020
Xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh Xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên đã tổ chức trình diễn mô hình: Sử dụng chế phẩm vi sinh Sumitri xử lý rơm rạ trên ruộng lúa sau thu hoạch.

14/08/2020