Agribank Quảng Nam đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ nông nghiệp nông thôn 15 - 20%

Agribank Quảng Nam cho hay đến 31.8.2015, dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 5.268 tỷ đồng, chiếm 91,28%/tổng dư nợ.
Nếu loại trừ các doanh nghiệp vay vốn thuộc đối tượng sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn (bao gồm các dự án thủy điện), dư nợ đạt 3.008 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52,12%/tổng dư nợ.
Theo Agribank Quảng Nam, xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh và dự kiến xu hướng phát triển, ngân hàng này đặt mục tiêu đến năm 2020 nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm 15 - 17%, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tăng trưởng bình quân từ 15 - 20% và nợ xấu dưới 1%/tổng dư nợ.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trở lại đây, nhiều nông dân ở Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa giống cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) từ miền Nam về trồng thử nghiệm.

5 năm trước, khi giống thanh long ruột trắng gần như bị quên lãng trong suy nghĩ của nhiều nông dân, thì vợ chồng anh Mai Lam Phương (ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) lại có ý tưởng phục tráng giống thanh long ruột trắng sinh thái, chịu mặn, chất lượng cao.

So với 2 quý đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý 3 bắt đầu khởi sắc, nhiều nhà nhập khẩu đẩy mạnh nhập hàng để dự trữ, phục vụ các dịp lễ hội cuối năm. Dù vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính vẫn sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014...

Tạo ra các giống lúa mới chống biến đổi khí hậu và áp dụng kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ được coi là hai trong những giải pháp giảm thiệt hại cho nghề trồng lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)– nơi cung cấp tới 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

UBND huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 vào sáng 29.10.