Agribank dành 30.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi khách hàng doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Agribank vừa có văn bản chỉ đạo Giám đốc các chi nhánh loại I, loại II trong toàn hệ thống thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp.
Theo đó, Agribank dành 30.
000 tỷ đồng để thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả gói tín dụng 20.
000 tỷ đồng cho vay khách hàng doanh nghiệp ưu đãi lãi suất nhân dịp Quốc khánh 2/9.
Theo quy định của Agribank, mức lãi suất cho vay tối đa của chương trình là 5,5%/năm.
Giám đốc Chi nhánh căn cứ tình hình tài chính quy định mức ưu đãi lãi suất cụ thể, phù hợp với từng dự án nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh, hiệu quả và an toàn vốn.
Chương trình áp dụng với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng hoặc có nhu cầu vay vốn tại Agribank, trong đó ưu tiên đối với khách hàng truyền thống; khách hàng chỉ có quan hệ tín dụng với Agribank và doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ;
Doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết.
Đợt vay vốn này của Agribank nhằm tài trợ vốn lưu động ngắn hạn để phục vụ phương án sản xuất kinh doanh và vốn vay trung dài hạn thực hiện dự án đầu tư.
Căn cứ vào tình hình thực tế, diễn biến của thị trường và khả năng cân đối nguồn vốn, Agribank có thể điều chỉnh quy mô tài trợ cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.

Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?

Giá cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL hiện giảm thêm khoảng 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, kéo giá xuống ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay.

Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.

Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định