Ða Dạng Hóa Mô Hình Nuôi Tôm Ở Bạc Liêu

Ðể chủ động ứng phó tình hình biến đổi khí hậu và tình trạng tôm chết hàng loạt, tỉnh Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp việc trồng rừng hoặc nuôi trồng các loại thủy sản khác để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng địa phương trong việc nuôi tôm và ổn định nghề nuôi tôm của địa phương.
Ðông Hải là huyện ven biển hiện có hơn 450 hộ nông dân tham gia áp dụng mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng với diện tích hơn 2.648 ha, trong đó diện tích nuôi tôm kết hợp rừng phòng hộ ven biển là 1.199 ha, rừng trồng trên đất nuôi tôm hơn 1.449 ha, tập trung chủ yếu ở ba xã là: Ðiền Hải, Long Ðiền Ðông và Long Ðiền Tây. So với mô hình nuôi tôm quảng canh, năng suất của mô hình tôm - rừng chỉ đạt từ 70 đến 800 kg/ha/năm.
Do vậy, lợi nhuận bình quân khoảng từ 20 đến 25 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp đạt năng suất hơn 900 kg/ha, lợi nhuận hơn 30 triệu đồng/ha/năm. Mặc dù năng suất đạt thấp hơn các mô hình nuôi trồng thủy sản khác nhưng ở mô hình tôm - rừng, nông dân sẽ tranh thủ được nhiều nguồn lợi từ biển như cua giống, cá kèo giống và thu được nhiều loại thủy sản có giá trị khác sống dưới tán rừng.
Năm 2013, huyện thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Qua các hình thức sản xuất bền vững trong nhiều năm qua, mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp cua, cá, tôm vẫn là mô hình chủ lực của nhiều địa phương trong tỉnh. Mô hình này không chỉ giúp nông dân giảm xuống mức thấp nhất các khoản chi phí đầu tư, mà còn giảm thiệt hại so với nuôi công nghiệp, đồng thời còn nuôi thêm nhiều loại thủy sản khác trên cùng một đơn vị diện tích cho nên giảm yếu tố rủi ro khi tôm chết.
Ngoài đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, nông dân còn kết hợp nuôi các loại thủy sản khác như: cua, cá... đạt năng suất bình quân từ một nghìn đến 1.200 kg/ha/năm (tôm, cua, cá các loại), cho lợi nhuận bình quân khoảng 30 đến 40 triệu đồng/ha.
Hiện nay, mô hình này đang phát triển mạnh ở các xã phía tây của huyện Ðông Hải như: An Trạch, Ðình Thành, Ðịnh Thành A...; xã Ninh Hòa; xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân); xã Phước Long, Phong Thạnh Tây (huyện Phước Long)... Tổng kết mô hình sản xuất này cho thấy có đến 90% diện tích nuôi có lãi, trong khi chỉ 10% diện tích nuôi hòa vốn, lỗ. Nguyên nhân hộ nuôi bị lỗ là do diện tích đất nhỏ lẻ, bờ bao không giữ nước, khâu chăm sóc, quản lý chưa được quan tâm đúng mức./
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá trong lồng bè theo tiêu chuẩn VietGAP lần đầu tiên được triển khai tại Quảng Nam đã đem lại kết quả khả quan, qua đó mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh.

Ngành xuất khẩu gạo liên tiếp đón nhận 2 tin không vui: Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo Việt Nam qua đường tiểu ngạch và Mỹ đang xem xét khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam.

Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả xuất khẩu tháng 7-2014 đạt 615.844 tấn, trị giá FOB 264,607 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân đạt 429,67 USD/tấn. So với tháng 6, số lượng giảm 8,09%, trị giá giảm 6,75%, giá bình quân tăng 6,15 USD/tấn.

Các nhà xuất khẩu gạo Thái đang tràn trề tự tin với việc có thể giành được hợp đồng nhập khẩu 500.000 tấn gạo trắng 25% tấm của Philippines dự định đấu thầu vào 27/8 tới đây.

Lý giải chuyện thanh long rớt giá, anh Trần Văn Hải, chủ một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, cho biết: Thương lái Trung Quốc không “ăn hàng” nên thanh long chở sang bị tồn lại rất nhiều. Mỗi ngày chở sang hàng trăm xe mà thương lái chỉ thu mua nhỏ giọt. Giá thanh long rớt không chỉ nông dân điêu đứng mà tiểu thương cũng thiệt hại rất nhiều.