Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ða Dạng Hóa Mô Hình Nuôi Tôm Ở Bạc Liêu

Ða Dạng Hóa Mô Hình Nuôi Tôm Ở Bạc Liêu
Ngày đăng: 08/05/2013

Ðể chủ động ứng phó tình hình biến đổi khí hậu và tình trạng tôm chết hàng loạt, tỉnh Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp việc trồng rừng hoặc nuôi trồng các loại thủy sản khác để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng địa phương trong việc nuôi tôm và ổn định nghề nuôi tôm của địa phương.

Ðông Hải là huyện ven biển hiện có hơn 450 hộ nông dân tham gia áp dụng mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng với diện tích hơn 2.648 ha, trong đó diện tích nuôi tôm kết hợp rừng phòng hộ ven biển là 1.199 ha, rừng trồng trên đất nuôi tôm hơn 1.449 ha, tập trung chủ yếu ở ba xã là: Ðiền Hải, Long Ðiền Ðông và Long Ðiền Tây. So với mô hình nuôi tôm quảng canh, năng suất của mô hình tôm - rừng chỉ đạt từ 70 đến 800 kg/ha/năm.

Do vậy, lợi nhuận bình quân khoảng từ 20 đến 25 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp đạt năng suất hơn 900 kg/ha, lợi nhuận hơn 30 triệu đồng/ha/năm. Mặc dù năng suất đạt thấp hơn các mô hình nuôi trồng thủy sản khác nhưng ở mô hình tôm - rừng, nông dân sẽ tranh thủ được nhiều nguồn lợi từ biển như cua giống, cá kèo giống và thu được nhiều loại thủy sản có giá trị khác sống dưới tán rừng.

Năm 2013, huyện thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Qua các hình thức sản xuất bền vững trong nhiều năm qua, mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp cua, cá, tôm vẫn là mô hình chủ lực của nhiều địa phương trong tỉnh. Mô hình này không chỉ giúp nông dân giảm xuống mức thấp nhất các khoản chi phí đầu tư, mà còn giảm thiệt hại so với nuôi công nghiệp, đồng thời còn nuôi thêm nhiều loại thủy sản khác trên cùng một đơn vị diện tích cho nên giảm yếu tố rủi ro khi tôm chết.

Ngoài đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, nông dân còn kết hợp nuôi các loại thủy sản khác như: cua, cá... đạt năng suất bình quân từ một nghìn đến 1.200 kg/ha/năm (tôm, cua, cá các loại), cho lợi nhuận bình quân khoảng 30 đến 40 triệu đồng/ha.

Hiện nay, mô hình này đang phát triển mạnh ở các xã phía tây của huyện Ðông Hải như: An Trạch, Ðình Thành, Ðịnh Thành A...; xã Ninh Hòa; xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân); xã Phước Long, Phong Thạnh Tây (huyện Phước Long)... Tổng kết mô hình sản xuất này cho thấy có đến 90% diện tích nuôi có lãi, trong khi chỉ 10% diện tích nuôi hòa vốn, lỗ. Nguyên nhân hộ nuôi bị lỗ là do diện tích đất nhỏ lẻ, bờ bao không giữ nước, khâu chăm sóc, quản lý chưa được quan tâm đúng mức./


Có thể bạn quan tâm

Giá lúa thu đông thấp hơn so với cùng kỳ năm trước Giá lúa thu đông thấp hơn so với cùng kỳ năm trước

Nông dân tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL hiện bán lúa thu đông 2015 thu hoạch sớm thấp hơn từ 400 - 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận, như: Hậu Giang, Vĩnh Long…, nông dân bán lúa tươi IR50404 ngay tại ruộng chỉ 4.200 - 4.300 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm trước từ 4.700 - 4.800 đồng/kg. Nhiều loại lúa tươi hạt dài như: OM 4218, OM 5451… giá từ 4.500 - 4.700 đồng/kg.

04/09/2015
Sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn Sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn

Vừa qua, tại phường 6, TP.Cao Lãnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo sơ kết “Sản xuất rải vụ thu hoạch xoài theo hướng an toàn năm 2014 - 2015”. 100 nhà vườn ở huyện Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh đến dự.

04/09/2015
117 tấn phân bón ở Đăk Lăk bị giam kho xử phạt lấy được 117 tấn phân bón ở Đăk Lăk bị giam kho xử phạt lấy được

17 tấn phân bón vô cơ sản xuất trong nước và nhập khẩu tuy đảm bảo chất lượng, nhưng chỉ vì thiếu “dấu hợp qui” trên bao bì mà đã bị cơ quan quản lý thị trường tỉnh này “giam kho” đến hơn 1 tháng và xử phạt rất nặng.

04/09/2015
Bỏ quy hoạch con tôm, con cá các bộ tranh cãi quyết liệt Bỏ quy hoạch con tôm, con cá các bộ tranh cãi quyết liệt

Các bộ lo lắng không có quy hoạch sản phẩm cụ thể thì sẽ không quản được, hậu quả nhãn tiền là nông dân trồng nhiều nông sản, đến lúc phải đổ bỏ...

04/09/2015
Chất cấm vì sao khó cấm? Chất cấm vì sao khó cấm?

Trước kia, thường người nuôi thủ công mới "chăm" lợn bằng chất cấm. Nhưng báo cáo mới đây của Thanh tra Bộ NN&PTNT cho thấy một số doanh nghiệp có "tên tuổi" trong ngành chăn nuôi cũng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

04/09/2015