90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn An Giang Đoàn Ngọc Phả cho biết: Chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho nông dân đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp đã phát huy tác dụng, riêng khâu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đạt 90% tổng diện tích lúa mỗi vụ. Năm 2009, nông dân An Giang có 731 máy GĐLH; đến tháng 10-2013, số máy GĐLH trong nông dân lên đến 2.131 máy.
Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, người trồng chè ở huyện Thanh Chương, Con Cuông, Anh Sơn (Nghệ An) đang vào mùa thu hoạch trong niềm phấn khởi. nụ cười người trồng chè ánh lên trên mỗi khuôn mặt, bởi chè búp tươi hiện nay được giá, tăng cao hơn nhiều so với năm trước...

Mới đây, tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư cùng Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết mô hình (MH) trồng lúa trên ruộng nhiễm phèn, mặn. MH thực hiện trong vụ Đông Xuân 2013-2014, diện tích 1 ha, 10 hộ tham gia, gieo sạ giống lúa OM 5953 là giống lúa có khả năng chịu điều kiện ruộng phèn, mặn.

Trong khi gạo chất lượng thấp (IR 50404) đang rớt giá thảm hại những ngày gần đây, thì gạo thơm lại tăng giá vùn vụt, tiêu thụ sôi động hẳn lên nhưng nguồn cung trên thị trường hiện không còn nhiều.

Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô thu lãi gần 24 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa chỉ có lợi nhuận khoảng 8 triệu đồng/ha.

Theo ước tính của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 3.000ha lúa Hè thu sớm đang trong giai đoạn trổ đều, một số diện tích lúa đã đỏ đuôi (chủ yếu là giống IR 50404), tập trung ở huyện Châu Thành A (1.754ha), Vị Thủy (799ha) và TP.Vị Thanh (39ha). Dự kiến, cuối tháng 5 này, bà con sẽ bắt đầu thu hoạch.