9 Tháng, Sản Lượng Thủy Sản Hòa Bình Ước Đạt 3.257 Tấn

Hiện tại, toàn tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích nuôi thủy sản 2.450 ha, trong đó diện tích mặt nước ao, hồ nhỏ 1.300 ha, diện tích nuôi cá ruộng 100 ha, diện tích nuôi cá ở các hồ chứa 1.050 ha, số lượng lồng cá có 1.500 lồng.
9 tháng qua, sản lượng thủy sản trong tỉnh ước đạt 3.257 tấn, tăng 689 tấn so với cùng kỳ, đạt 80% kế hoạch năm, trong đó sản lượng cá nuôi 2.263 tấn, sản lượng khai thác 994 tấn.
Cũng trong thời gian này, các cơ sở nhân giống đã sản xuất được 35 triệu con cá giống các loại, đảm bảo chất lượng, cung cấp cho thị trường trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

TTXVN dẫn lời Trợ lý Tổng thống về an ninh lương thực Francis Pangilinan nói về việc gia tăng nhập khẩu gạo là do tỷ lệ rút gạo từ các kho của chính phủ tăng cao cho biết 400.000 tấn gạo sẽ được dùng làm "hàng đệm" và để ngăn chặn khả năng giá gạo tăng.

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì vụ hè thu năm nay, địa phương chỉ có kế hoạch trồng 2.200 ha sắn, nhưng thực tế đến nay diện tích sắn tăng lên đến 3.788 ha. Diện tích sắn tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tình trạng lấn chiếm, phá rừng diễn biến phức tạp.

Năm 2014, lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Niềm vui không phải chờ đến cuối năm. Mới hết tháng 10/2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đã tới 1,1 tỷ USD. Cùng với gạo, cà phê, hạt điều, tiêu Việt Nam thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.

Sau 7 tháng chăm bẵm, lứa heo giống do Hội Nông dân tỉnh trao tặng cho các hộ gia đình nghèo đã sinh sản lứa đầu tiên. 160 con heo giống (trị giá 1,5 triệu đồng mỗi con) trao đi, là ngần ấy hy vọng và niềm vui của cả trăm hộ nông dân Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Tịnh, Bình Sơn khi nhận được cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nam, niên vụ 2013/2014 giá cà phê khá thấp, điều đáng nói là khi sàn kỳ hạn tăng thì giá nội địa cũng chỉ tăng theo ở mức khiêm tốn, còn khi giá kỳ hạn giảm thì giá nội địa lại rớt thảm hại. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do chất lượng, thương hiệu và kỹ năng bán hàng của Việt Nam còn yếu.