9 Ổ Dịch Thủy Sản Ở Các Vùng Triều

Từ đầu năm đến đầu tháng 4-2014, trên địa bàn tỉnhThanh Hóa đã xảy ra 9 ổ dịch thủy sản của tôm sú, tôm thẻ chân trắng và ngao Bến Tre. Trong đó, 225,8 ha tôm sú tại xã Hoằng Phụ, Hoằng Lưu (Hoằng Hóa), Quảng Phú (TP Thanh Hóa), Đa Lộc (Hậu Lộc)... bị bệnh đốm trắng; 8,5 ha tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh tại xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia); ngao nuôi Bến Tre chết rải rác ở 155 ha nuôi tại các xã Hải Lộc (Hậu Lộc), Quảng Nham (Quảng Xương).
Nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bệnh bùng phát trên tôm nuôi nước lợ là do diễn biến thời tiết không thuận lợi, nắng nóng xen lẫn mưa phùn nhiều ngày gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, việc chăm sóc và quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng giống không bảo đảm, môi trường nuôi không ổn định dẫn đến tôm nhiễm bệnh, một bộ phận người nuôi tôm còn tùy tiện nuôi, thả giống tôm chưa qua kiểm dịch. Ngao chết là do vùng bị ô nhiễm, mật độ dày...
Có thể bạn quan tâm

Cứ 2 ngày lại hái quả 1 lần, với giá bán tại ruộng là 25.000 đồng/kg, giá bán lẻ 30.000 đồng/kg; trừ chi phí lãi trên 200 triệu đồng/ha.

Thời điểm này, các hộ dân ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) bước vào thu hoạch ngao chính vụ. Bình quân mỗi hộ nuôi đều thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng/năm.

Gà lôi dễ nuôi, thị trường tiêu thụ mạnh, sau khi trừ chi phí đầu tư con giống, thức ăn và các chi phí khác, mỗi tháng thu lãi hơn chục triệu đồng

Với 600 con vịt trời giống ban đầu, sau gần 2 năm nuôi, ông Nguyễn Hòa có trong tay trang trại quy mô lớn với hơn 7.000 con, thu về hơn 300 triệu đồng/năm.

Một thanh niên 33 tuổi ở H.Duy Xuyên (Quảng Nam) nảy ra ý tưởng xây nhà cao tầng nuôi gà do thường xuyên chứng kiến đàn gà bị nước lũ cuốn trôi.