9 Ổ Dịch Thủy Sản Ở Các Vùng Triều

Từ đầu năm đến đầu tháng 4-2014, trên địa bàn tỉnhThanh Hóa đã xảy ra 9 ổ dịch thủy sản của tôm sú, tôm thẻ chân trắng và ngao Bến Tre. Trong đó, 225,8 ha tôm sú tại xã Hoằng Phụ, Hoằng Lưu (Hoằng Hóa), Quảng Phú (TP Thanh Hóa), Đa Lộc (Hậu Lộc)... bị bệnh đốm trắng; 8,5 ha tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh tại xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia); ngao nuôi Bến Tre chết rải rác ở 155 ha nuôi tại các xã Hải Lộc (Hậu Lộc), Quảng Nham (Quảng Xương).
Nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bệnh bùng phát trên tôm nuôi nước lợ là do diễn biến thời tiết không thuận lợi, nắng nóng xen lẫn mưa phùn nhiều ngày gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, việc chăm sóc và quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng giống không bảo đảm, môi trường nuôi không ổn định dẫn đến tôm nhiễm bệnh, một bộ phận người nuôi tôm còn tùy tiện nuôi, thả giống tôm chưa qua kiểm dịch. Ngao chết là do vùng bị ô nhiễm, mật độ dày...
Có thể bạn quan tâm

Dù giá bán khá cao nhưng nông sản hữu cơ (organic) ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn
Nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các vùng trọng điểm cây tiêu, Sở NN-PTNT đã thành lập 6 tổ chỉ đạo phòng chống bệnh chết chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Dương khuyến khích việc vận dụng mọi nguồn lực tại chỗ để đưa chương trình NTM về đích sớm.

Đến nay, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) có gần 300 ha cây ăn quả. Nhiều giống cây mới như: Cam Đường Canh, cam Vinh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn được đưa vào trồng bước đầu mang lại thu nhập khá cho bà con.

Sản xuất và xuất khẩu trái cây là một trong những vấn đề được nhà vườn Bến Tre quan tâm, nhất là trong thời kỳ chuẩn bị hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.