835.000 Giỏ Hoa Phục Vụ Tết

Theo Phòng Kinh tế TP.Mỹ Tho (Tiền Giang), làng hoa Mỹ Tho đã chuẩn bị được khoảng 835.000 giỏ hoa tươi phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2015, tăng khoảng 20.000 giỏ so với cùng kỳ.
Ngoài các loại hoa như vạn thọ, cúc mâm xôi, mồng gà, vàng hòe, cúc Hà Lan...chiếm trên 80% sản lượng, thì năm nay xuất hiện thêm nhiều loại hoa mới như dạ yên thảo, kim cúc, dừa cạn, thu hải đường, cát tường..., nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Theo các hộ trồng hoa, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại TP.Mỹ Tho, TP.HCM và các tỉnh lân cận. Do năm nay giá vật tư, thuốc BVTV, chi phí đầu vào tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và giá nhân công cũng tăng khoảng 20% nên giá các loại hoa dự kiến cũng sẽ tăng giá từ 10 - 20% so với năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia cổ phần với doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản để khai thác, xuất khẩu cá ngừ đại dương - chuyện tưởng chỉ có trong mơ của ngư dân miền Trung - lại đang được triển khai thí điểm. Đây là cơ hội lớn để ngư dân Việt Nam chuyển mình, thay đổi cách làm nhằm nâng cao lợi nhuận.

Do thời tiết diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng con giống không đảm bảo nên đã có hiện tượng tôm chết xảy ra ở một số ao nuôi tôm công nghiệp trên địa huyện Đầm Dơi (Cà Mau).

Trong đó, sản lượng thủy sản nước lợ, mặn đạt 5.435,5 tấn các loại (tôm chân trắng, tôm sú, cua, cá…), tăng 33,7%; sản lượng nước ngọt 3.468,9 tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá tôm chân trắng tăng nhẹ, riêng tôm sú và cá nước lợ tăng cao. Tôm sú loại 40 con/kg có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; cá dìa, cá đối, cá kình trên 150.000 đồng/kg; cua có giá 150.000- 170.000 đồng/kg.

Những năm gần đây, cùng với quá trình mở rộng diện tích tăng mật độ nuôi tôm, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, diễn biến dịch bệnh trên tôm khó kiểm soát. Năm 2014, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) đối diện với tình trạng tôm bị bệnh gan tụy, tôm chậm lớn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Hiện nay, Hoàng Diệu (Thái Bình) chỉ còn 2.500/4.129 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có gần 800 hộ với quy mô nhỏ lẻ. Một trong những điểm sáng về chăn nuôi của Hoàng Diệu là mô hình gia trại nuôi lợn rừng của ông Phạm Ðình Phiếm ở tổ 24.