80% Sản Lượng Thanh Long Xuất Qua Trung Quốc

Đó là thông tin do Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết tại cuộc họp đánh giá việc phát triển, sản xuất và tiêu thụ thanh long theo hướng bền vững vừa được tổ chức vào ngày 17/8.
Trong những năm gần đây cây thanh long được coi là một trong những cây mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất so với các loại cây trồng khác ở tỉnh Bình Thuận. Trái thanh long Việt Nam nói chung, Bình Thuận nói riêng đã được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Theo số liệu mới nhất do Cục Bảo vệ thực vật công bố, trong sáu tháng đầu năm 2014, thanh long Việt Nam đã xuất khẩu trên 540.000 tấn, trong đó riêng thị trường Trung Quốc chiếm trên 516.000 tấn.
Trên thực tế, thanh long của Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường châu Á, nhiều nhất là Trung Quốc (chiếm 75%-80%), song chủ yếu lại buôn bán qua đường tiểu ngạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc mở rộng thị trường tại khu vực châu Mỹ, châu Âu còn gặp nhiều trở ngại do vận chuyển xa, bảo quản dài ngày khó khăn và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ở các khu vực này tương đối khắt khe.
Những năm gần đây việc sản xuất trái thanh long ở Bình Thuận phát triển mạnh do được giá nhưng sự gắn kết giữa công ty xuất khẩu và người sản xuất còn rất yếu. Các công ty xuất khẩu chưa xây dựng được vùng nguyên liệu cho mình mà chủ yếu thu mua thông qua trung gian; nhà vườn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng thanh long trong quá trình sản xuất; chưa tuân thủ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến còn chậm phát triển.
Ngoài ra, việc thu hoạch, phân loại, đóng gói, bao bì và bảo quản thanh long chủ yếu là biện pháp thủ công, tỉ lệ hư hỏng (do dập nát và thối) cao. Điều nghịch lý là gần đây giá thanh long bị rớt thê thảm nhưng số lượng diện tích thanh long vẫn ngày càng tăng. Đặc biệt là trái thanh long bị bệnh đốm trắng nên nhiều nông dân đổ bỏ thanh long hư thối khắp nơi.
Có thể bạn quan tâm

Bình Định là tỉnh có phong trào trồng rừng SX khá mạnh, hiện trên địa bàn tỉnh này có đến 105.000 ha rừng trồng, hằng năm khai thác từ 8.000-10.000 ha.

Ngoài việc cung cấp cho thị trường nội địa thông qua hệ thống siêu thị Co.opmart, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Anh Đào Co.op) vừa đưa thành công 2 container rau xà lách Mỹ sản xuất tại Đà Lạt sang Hàn Quốc với giá trên 1 đô la Mỹ/kg, cao hơn thị trường nội địa 15%.

Với gần 24.000 ha, cây ngô đang là một trong những cây chủ lực trong kinh tế nông nghiệp của huyện Sông Mã - Sơn La, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Với đặc điểm thời tiết nắng nóng, về mùa hè, các loại rau ôn đới như su hào, cải bắp, súp lơ, các loại cải… trên thị trường Hà Nội trở nên khan hiếm, có cầu mà không có cung.

Theo nhận định của một số thương gia, nhiều khả năng trong vài tuần tới, Trung Quốc có thể lại cho buôn bán gạo qua đường tiểu ngạch, qua đó hỗ trợ thêm cho giá lúa gạo ở ĐBSCL.