79 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Phát Triển Cà Phê Chè

Ngày 27/5, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, nhằm khai thác tối đa lợi thế đất đai, khí hậu của vùng đất phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh bao gồm 03 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông, tỉnh khẩn trương xây dựng Đề án Hỗ trợ phát triển cà phê chè tại các huyện này.
Sẽ có 4.000 hộ nghèo (trên 90% là hộ đồng bào dân tộc) được hỗ trợ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao kỹ thuật chăm sóc 2000 ha cà phê chè; mỗi hộ nghèo được hỗ trợ trồng từ 2-5 sào cà phê; tổng kinh phí cho Đề án là 79 tỷ đồng.
* Ngày 27/5, Chủ tịch UBND Thành phố Kon Tum (Kon Tum) Phan Văn Thế cho biết: giai đoạn 2006 - 2012, từ chương trình 167/QĐ-TTg, chương trình 134/QĐ-TTg, chương trình 135 giai đoạn II, chương trình 112/QĐ-TTg, chương trình 167/QĐ-TTg… thành phố đã được đầu tư gần 53 tỷ đồng để triển khai hỗ trợ giáo dục, xây dựng trạm nước sạch, đầu tư hạ tầng làng nghề nông thôn, phát triển cao su...
Nhờ đó, diện mạo nông thôn mới ngày càng khang trang, đời sống của đồng bào ngày càng được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương từ 17,21% xuống còn 8,24% (năm 2012).
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4- 5% so với năm 2013. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao, lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000- 52.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá lớn.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.

Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.

Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.