Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

78% Nấm Nhập Khẩu Từ Trung Quốc

78% Nấm Nhập Khẩu Từ Trung Quốc
Ngày đăng: 15/07/2014

Dù thừa nhận thời gian bảo quản nấm chỉ từ 7-10 ngày, nhưng ông Huỳnh Tấn Đạt, trưởng phòng quản lý an toàn thực phẩm và môi trường Cục Bảo vệ thực vật, cho biết cơ quan chức năng chưa phát hiện có sự bất thường của nấm Trung Quốc.

Ông Đạt cho biết VN hiện nhập nấm từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Úc... trong đó Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp lớn nhất do đây là nước có ngành sản xuất nấm phát triển, lại giáp biên giới với VN.

Theo thống kê, trong sáu tháng đầu năm 2014 tổng lượng nấm nhập khẩu về VN lên tới gần 8.000 tấn, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lượng nấm nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 78,01% tổng lượng nấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đến nay Cục Bảo vệ thực vật chưa phát hiện mẫu nấm nhập khẩu có hoạt chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản vượt mức tối đa cho phép.

* Khi nhập khẩu vào VN, mặt hàng nấm phải trải qua các công đoạn kiểm tra nào, thưa ông?

- Hiện nay, phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu của VN cũng tương tự của các nước đang nhập khẩu nông sản thực phẩm của VN và tuân thủ thông lệ quốc tế.

Các quốc gia trước khi xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật phải đăng ký hồ sơ xuất khẩu và kiểm tra tại nước xuất khẩu, phải được cơ quan có thẩm quyền của VN kiểm tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm và điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu, công nhận và đưa vào danh mục các nước được phép xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào VN theo quy định.

Các đơn vị thuộc Cục Bảo vệ thực vật hoặc được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền đã kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm và lấy mẫu kiểm nghiệm đối với lô hàng nhập khẩu tại cửa khẩu. Sau khi thông quan và lưu thông trên thị trường, lô hàng tiếp tục chịu sự kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng tại các địa phương, nếu phát hiện vi phạm trong quá trình lưu thông, các lô hàng vẫn được truy xuất nguồn gốc và xử lý theo quy định.

* Theo ghi nhận, nấm Trung Quốc bảo quản trong tủ lạnh có thể lên đến cả tháng. Liệu đây có phải là hiện tượng bình thường không, thưa ông?

- Với các phương pháp bảo quản thông thường, không sử dụng các công nghệ bảo quản thì nấm tươi để trong môi trường tự nhiên chỉ có thời gian bảo quản 3-5 ngày kể từ ngày thu hoạch, còn nếu bảo quản lạnh thời gian có thể kéo dài 7-10 ngày.

Tuy nhiên, thời gian bảo quản còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như giống nấm, công nghệ sản xuất, điều kiện bảo quản, xử lý trước khi đóng gói... Một số chất bảo quản hoặc xử lý, khử trùng bề mặt an toàn giúp kéo dài thời gian bảo quản cũng được phép sử dụng tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển.

Hơn nữa, không loại trừ sau khi nhập khẩu vào VN nấm mới được sử dụng chất bảo quản, nên cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý thị trường địa phương để phát hiện các trường hợp sử dụng hóa chất bảo quản trái phép hoặc sử dụng với hàm lượng vượt mức cho phép.


Có thể bạn quan tâm

Gần 200 lao động xã Thành Kim có việc làm từ nghề nuôi ong mật Gần 200 lao động xã Thành Kim có việc làm từ nghề nuôi ong mật

Tận dụng lợi thế của một địa phương miền núi, với nhiều diện tích vườn cây ăn quả, đồi rừng, người dân xã Thành Kim (Thạch Thành - Thanh Hóa) đã phát triển nghề nuôi ong mật. Từ những hộ nuôi ban đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên xã đã khuyến khích các hộ có điều kiện nhân rộng đàn ong.

24/06/2015
Nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp Nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, trong 6 tháng của năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn đã nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp. Để nhập khẩu lượng bắp trên, các doanh nghiệp phải chi ra gần 259 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước thì bắp nhập khẩu tăng gần 60% về lượng và 75% về giá.

24/06/2015
Người chăn nuôi trước thách thức sống còn Người chăn nuôi trước thách thức sống còn

Hàng chục triệu hộ chăn nuôi sẽ sống ra sao khi mà chỉ cần 10 doanh nghiệp nhập khẩu bò là đủ đáp ứng nhu cầu của hơn 90 triệu dân?

24/06/2015
Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 5, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 12.070 ha, bằng 54% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 2,22% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên 6.936 ha, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2014; không xác định nguyên nhân 1.012 ha, còn lại là do biến đổi môi trường, thời tiết.

24/06/2015
Nông dân phấn khởi do giá tôm nước lợ tăng mạnh Nông dân phấn khởi do giá tôm nước lợ tăng mạnh

Trong nửa tháng qua, giá tôm nước lợ (tôm sú và thẻ chân trắng) tại các vùng nuôi tôm phía Đông của tỉnh Tiền Giang tăng cao từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, nông dân nuôi tôm rất phấn khởi. Mặt khác, thời tiết trong những ngày gần đây bắt đầu dịu trở lại do tác động của những cơn mưa lớn, nên người dân tiến hành thả giống cho vụ nuôi mới.

24/06/2015