Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

700 trang trại có thu nhập tiền tỷ

700 trang trại có thu nhập tiền tỷ
Ngày đăng: 11/10/2015

Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân là các mục tiêu được Thành ủy Hà Nội đặt ra từ lâu và cụ thể hóa bằng Chương trình 02.

Đây được xem là hướng đi đúng, đã và đang giúp cho nhiều xã về đích trong xây dựng NTM.

700 trang trại thu nhập 1 – 3 tỷ đồng/năm

Theo thống kê, hiện toàn thành phố có hơn 1.230 trang trại theo tiêu chí mới, trong đó có 920 trang trại chăn nuôi, 190 trang trại thủy sản, 120 trang trại tổng hợp và khoảng 2.500 hô hình sản xuất quy mô vừa và nhỏ, với tổng diện tích 15.000ha.

Trong số này có gần 700 trang trại đạt thu nhập từ 1 – 3 tỷ đồng/năm.

 

Trang trại của anh Nguyễn Văn Lâm ở Cấn Hữu (Quốc Oai, Hà Nội) lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, chủ trương của thành phố là không phát triển trang trại ồ ạt, không đặt ra chỉ tiêu mà chỉ ưu tiên phát triển ở những vùng có điều kiện thuận lợi.

“Ví dụ ở huyện Quốc Oai, xã Đại Thành có thế mạnh về nhãn chín muộn thì ưu tiên trồng nhãn, còn xã Cấn Hữu có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi thì đẩy mạnh nuôi lợn, gà…

Hay ở các xã Đắc Sở, Yên Sở (huyện Hoài Đức) có thế mạnh về cây phật thủ, hoa thì phải ưu tiên các loại này, chứ không theo kiểu thấy người ta ăn khoai mình cũng vác mai đi đào” – ông Mỹ phân tích.

Trang trại của anh Nguyễn Văn Lâm ở thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đang được xem là mô hình điểm của huyện và thành phố, bởi ngoài chăn nuôi quy mô lớn với 10.000 gà đẻ, 60 lợn nái, 500 lợn thịt/lứa, còn có gần 2 mẫu ao nuôi cá. “Năm ngoái, tôi lãi hơn 1 tỷ đồng”- anh Lâm cho biết.

Tăng cường liên kết chuỗi

Mặc dù kinh tế trang trại khá phát triển, nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết các trang trại trên địa bàn hiện nay đều phải tự lo đầu vào, đầu ra và gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn.

Nguyên nhân chính là do các trang trại có quy mô nhỏ lẻ, tính liên kết giữa các “nhà” còn yếu.

Bên cạnh đó, nhiều chủ trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tài sản để thế chấp vay mở rộng sản xuất.

Ông Nguyễn Trọng Long – Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Hoàng Long, xã Tân Ước (Thanh Oai) - người có sáng kiến xây “chung cư” cho lợn cho biết:

“Việc liên kết “3 nhà”, “4 nhà” hiện nay vẫn chủ yếu là trên lý thuyết bởi chúng tôi chưa tìm được tiếng nói chung. Hiện ở Thanh Oai có rất nhiều trang trại, nhưng họ chỉ giúp nhau được về khâu kỹ thuật”.

Về điều này, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết: “Hiện Sở đang điều tra, khảo sát hiện trạng các mô hình trang trại, vườn trại để xây dựng phương án hỗ trợ người dân hợp lý.

Bên cạnh đó, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp Hà Nội cũng đang đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm, hỗ trợ các trang trại, gia trại xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm an toàn”.

Nhờ phát triển kinh tế trang trại nên tổng đàn gia cầm của Hà Nội hiện đạt gần 25 triệu con, đàn lợn 1,4 triệu con, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 1,1 tỷ quả trứng, gần 400.000 tấn lợn hơi...

Ngoài ra, thành phố còn có hơn 13.000ha cây ăn quả, 5.000ha rau an toàn. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đạt hơn 44.000 tỷ đồng/năm. 


Có thể bạn quan tâm

Thả Cá Giống Xuống Hồ Thủy Điện Sơn La Thả Cá Giống Xuống Hồ Thủy Điện Sơn La

Sáng 1-4, tại phía trên đập thủy điện Sơn La, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phối hợp với tỉnh Sơn La và Công ty Thủy điện Sơn La tổ chức lễ thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La.

28/06/2013
Triển Khai Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) Triển Khai Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Ở Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Sau 6 tháng triển khai, đến nay, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Lộc Nga (Lâm Đồng), được thực hiện tại 15 hộ với số lượng 60 kg cá giống, do Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc đã triển khai, đã đem lại hiệu quả khá cao.

27/03/2013
Cải Tạo Mới Cà Phê Ở Lâm Hà (Lâm Đồng) Cải Tạo Mới Cà Phê Ở Lâm Hà (Lâm Đồng)

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa hoàn thành năm đầu tiên triển khai mô hình cải tạo mới cà phê theo hướng sản xuất bền vững ở Lâm Hà. Với 70 hộ tham gia mô hình sản xuất trên diện tích 30 ha cà phê catimor (chè) trong thời kỳ kinh doanh từ 4 - 10 năm tuổi, đã tăng thêm năng suất cà phê nhân trung bình mỗi ha trên dưới 2 tạ.

27/03/2013
Phát Triển Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Quy Mô Hộ Gia Đình Phát Triển Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Quy Mô Hộ Gia Đình

Được xem là loài thực phẩm được ưa chuộng nên việc nuôi kỳ đà thương phẩm ngày càng phổ biến rộng rãi và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mô hình nuôi kỳ đà đã được triển khai thành công ở nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình...

28/06/2013
Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi

Phát huy phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, dù tuổi đã cao song rất nhiều cựu chiến binh ở huyện Điện Biên vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều cựu chiến binh (CCB) đã trở thành những điển hình kinh tế giỏi, đóng góp nhiều trong phong trào xóa đói giảm nghèo của địa phương.

28/06/2013