70 triệu kg thịt gà nhập khẩu chưa đến 20.000 đồng/kg

Người tiêu dùng chọn mua thịt gà nhập tại siêu thị Co.opmart Nguyễn Đình Chiểu (Q.3, TP,HCM)
Trong 6 tháng đầu năm, có tới 70 nghìn tấn thịt gà các loại như gà nguyên con, đùi gà, cánh gà, thịt gà khác đã nhập khẩu vào Việt Nam, với trị giá lên đến 63,7 triệu USD.
Giá bình quân nhập khẩu trước thuế là 0,91 USD/Kg, tương đương 19.600 đồng/kg (tỷ giá 21.500 VNĐ/USD).
Trong khi đó, các con số thống kê nhập khẩu thịt gà các loại trong cả năm 2014 là hơn 100 nghìn tấn, trị giá 103,1 triệu USD, giá bình quân nhập khẩu trước thuế khoảng 1 USD/kg (tương đương 21. 500 đồng/kg)
Trong năm 2014 và nửa đầu năm 2015, thịt gà các loại nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ, Brazil và Hàn Quốc.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng từ đầu năm 2015, thịt gà các loại nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Mỹ với trị giá 39,1 triệu USD, chiếm hơn 60% tổng trị giá nhập khẩu thịt gà các loại vào Việt Nam. Thịt gà các loại cũng được nhập từ Brazil chiếm 16% và Hàn Quốc là hơn 10%,…
Chia theo các loại thịt thì 70% cánh gà được nhập từ Brazil, 98% đùi gà nhập từ Mỹ, còn gà nguyên con thì 100% nhập từ Hàn Quốc.
Cả năm 2014 Việt Nam nhập 100 nghìn tấn thịt gà, trong khi đó, riêng 6 tháng đầu năm nay đã lên tới 70.000 tấn.
Thống kê nhập khẩu thịt gà các loại theo xuất xứ năm 2014 và 6 tháng năm 2015 vào Việt Nam:
Đơn giá bình quân nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2015:
Có thể bạn quan tâm

Ngày 9/5, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam hợp tác cùng chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) do Tiến sĩ KL. Heong và Tiến sĩ Monina M. Escalada phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức sơ kết Chương trình “Công nghệ sinh thái và bảo tồn ong mật, thụ phấn tăng năng suất cây trồng” lần đầu tiên tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL.

Sau đợt trúng giá thanh long trước Tết Nguyên đán 2013, nay người dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An tiếp tục hưởng lợi khi thanh long nghịch mùa đang có giá rất cao.

Những năm qua, khi cây tràm liên tục rớt giá thì cành, ngọn và gốc đang mang lại thu nhập khá cao cho một bộ phận không nhỏ người dân trong các lâm phần.

Cá rô phi có nhiều ưu điểm: nguồn cung lớn, hương vị nhẹ, dễ chế biến, dễ cấp đông, rã đông, giá phải chăng. Đồng thời, nếu xét góc độ sản xuất, cá rô phi được nuôi bền vững, sử dụng ít thức ăn là cá biển, tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh. Có lẽ chính những đặc điểm này đã mang lại thành công cho cá rô phi trên thị trường Mỹ

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thuỷ sản, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung (NTCNTT). Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay hai vùng NTCNTT vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn cần tháo gỡ.