Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

7 nguyên tắc vàng thu tiền tỷ từ chim trĩ của tỷ phú Tây Bắc

7 nguyên tắc vàng thu tiền tỷ từ chim trĩ của tỷ phú Tây Bắc
Ngày đăng: 25/09/2015

Theo bà Nguyễn Thị Kim Duyên, chủ trang trại chăn nuôi chim, gà quý thu hàng tỷ đồng/năm: Nuôi chim trĩ khá đơn giản nhưng đem lại giá trị cao gấp nhiều lần so với nuôi gà thông thường.

Nhưng nuôi chim trĩ cần có kỹ thuật nuôi và kiến thức về chăm sóc chim con sẽ giúp người nuôi đi đến thành công nhanh hơn.

Để đảm bảo chất lượng ấp nở, trứng chim trĩ sẽ được bà Duyên thu và bảo quản cẩn thận trước khi cho vào lò ấp.

1. “Khó khăn nhất trong việc nuôi chim trĩ là trong 30 ngày đầu, nếu không có kinh nghiệm nuôi và chăm sóc có thể gây thiệt hại rất lớn, nhẹ thì chết 30 – 50%, nặng thì chết cả đàn.

Nguyên nhân phần lớn do chưa có kinh nghiệm hoặc sơ ý thiếu cẩn thận đã gây tổn thất rất đáng tiếc với những người mới vào nghề nuôi” – bà Duyên tiết lộ.

2. Theo bà Duyên, muốn nuôi thành công được chim trĩ giai đoạn này, cần nắm rõ các nguyên tắc khi úm chim trĩ non. Luôn luôn phải đảm bảo nhiệt độ 37 – 38 độ C (24/24) trong lồng úm để giữ nhiệt ấm cho chim:

Trong trường hợp mất điện cần có phương án thay thế kịp thời (Ví dụ: Máy phát điện, ắc quy,… để thắp bóng điện sưởi, hoặc tăng thêm độ dày của sàn lót, thu nhỏ quây lồng úm,….). Đây là phần khó nhất và cũng là phần quan trọng nhất trong kỹ thuật úm chim non.

Cần kiểm tra định kỳ tối thiểu 1 – 2 tiếng/lần, tránh tình trạng lồng úm quá nóng, thiếu bóng điện hoặc quá nhiều bóng... để có thể điều chỉnh bóng đèn sưởi, tránh tình trạng thiếu không khí, bị gió lùa, hết nước, chim dẫm đạp lên nhau, cắn mổ nhau…

Người nuôi luôn luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thức ăn, nước uống. 

3. Đồng thời, người nuôi luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thức ăn, nước uống. Bởi hệ tiêu hóa của chim trĩ non rất yếu (yếu hơn rất nhiều so với gà) do vậy rất nhạy cảm với môi trường thiếu vệ sinh dẫn đến chim đau bụng, chết không rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu của hiện tượng này là chim bị đi ỉa, ướt đít...

Do vậy thức ăn cho chim mới nở cần có hàm lượng đạm thấp (nên trộn thêm cám ngô, cám gạo, đậu tương rang chín nghiền sẵn cho chim ăn), nước uống đun sôi để nguội, tìm cách không cho chim dẫm đạp vào máng uống bằng cách bỏ những viên sỏi (tiệt trùng) vào khe máng uống.

Theo bà Duyên, muốn nuôi thành công được chim trĩ giai đoạn này, cần nắm rõ các nguyên tắc khi úm chim trĩ non đó là luôn luôn phải đảm bảo nhiệt độ 37 – 38 độ C (24/24).

4. Nguyên tắc nữa là phải giữ môi trường không khí sạch và tránh tiếp xúc với khuẩn lạ:

Khuẩn lạ thường đi theo khách xem chim, từ những vật nuôi gia cầm xung quanh, hoặc từ chim tự nhiên bay tới…

Do vậy, cần hạn chế tối đa người ra vào xem chim non, với người chăm sóc chim non cần cắt cử một người chuyên biệt, phải có trang phục riêng mỗi khi vào chăm chim non, không để người chăm chim ở chuồng khác vào khu vực úm chim non...

5. Đối với việc làm thuốc phòng cần đúng lịch và đúng cách. Theo bà Duyên, việc làm thuốc đúng lịch cho chim là rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ làm làm thuốc phòng khi chim khỏe mạnh và nhanh nhẹn thì mới có tác dụng và hiệu quả, nếu không chim sẽ chết sau khi làm thuốc.

Nếu tình trạng sức khỏe của chim không tốt, cần tìm cách cải thiện sức khỏe cho chim, hoặc những con chim có bệnh cần chữa bệnh cho chim trước rồi làm thuốc phòng dịch. Trong trường hợp nguy cấp cần kết hợp vừa chữa bệnh và phòng dịch. Cần tham khảo thêm từ các bác sỹ thú y có kinh nghiệm về gia cầm tại địa phương.

Đối với những con nhiễm bệnh nhốt riêng để tránh lây lan sang những con khác.

6. Ngoài ra trong quá trình nuôi, cần hạn chế vận chuyển, di chuyển chim non từ 2 ngày đến 30 ngày tuổi, đặc biệt tránh mang chim ở giai đoạn này đi quá xa:

Việc vận chuyển chim non đi xa chỉ nên làm đối với chim mới bóc trứng (kỹ thuật khá phức tạp, chỉ những người chuyên chim con gà con mới giảm thiểu được chết và hao hụt khi vận chuyển đi xa đối với chim bóc trứng), còn nếu chim con đã cho ăn và cho uống không nên vận chuyển vì chim sẽ bị sóc bụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa.

“Với chim sau 1 tháng tuổi, trước khi chuyển phải cho uống thuốc trước khi đem đi, sau khi về tới trại mới cũng cần bổ trợ thêm thuốc để chim không bị ngã nước hoặc sinh bệnh” – bà Duyên chia sẻ.

7. Nguyên tắc cuối cùng là phương pháp tách riêng và chia đàn. Đối với những con nhiễm bệnh cần nhốt riêng để tránh lây lan, nới rộng lồng úm hoặc tách đàn theo thời gian chim lớn dần để tránh mổ, cắn nhau. Đồng thời những con bị bệnh cần xác định các bệnh và điều trị kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Chư Jút Vai Trò Quan Trọng Của Công Tác Khuyến Nông Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Chư Jút Vai Trò Quan Trọng Của Công Tác Khuyến Nông

Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Đắk D’rông đã có thu nhập cao từ việc đưa giống đậu nành DT 26 mà Trạm Khuyến nông huyện giới thiệu.

11/08/2014
Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả

Theo ông K’Siêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Sơn thì toàn xã hiện có 646 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 13 chi hội. Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho hội viên trong quá trình sản xuất, Hội đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề theo nhu cầu của nông dân.

11/08/2014
Ông Chiến Nuôi Thỏ Thành Công Ông Chiến Nuôi Thỏ Thành Công

Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.

11/08/2014
Nước Lũ Phá Vỡ Đê Bao Sản Xuất Vụ 3 Nhấn Chìm 80ha Lúa Nước Lũ Phá Vỡ Đê Bao Sản Xuất Vụ 3 Nhấn Chìm 80ha Lúa

Nông dân Nguyễn Văn Đực cho biết: “Nước tràn vào ruộng thu hoạch gặp nhiều khó khăn, lúa chỉ mới trên 70 ngày tuổi, lúa chín được nửa bông, thu hoạch được khoảng 6 bao/công. Thương lái mua giá 3.500 đồng/kg, nếu không thu hoạch thì lỗ nhiều chi phí sản xuất”.

11/08/2014
Niềm Vui Lúa Cuối Vụ Niềm Vui Lúa Cuối Vụ

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa Hè thu cuối vụ. Khác với thời điểm cách nay khoảng một tháng, hiện tình hình tiêu thụ lúa rất thuận lợi khi giá tăng, thương lái đẩy mạnh thu mua.

11/08/2014