7 Năm Mực Khô Vẫn Chưa Vào Lại Được Thị Trường Nhật Bản

Bà Tô Tuệ Lang - Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Thuận vừa cho biết: Hiện 100% sản phẩm mực khô của địa phương vẫn chưa vào lại được thị trường Nhật Bản.
Nguyên nhân kể từ năm 2007 đến nay vẫn chưa xử lý triệt để tình trạng nhiễm cloramphennicol và đã gây ra khó khăn lớn cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này, thậm chí phải bỏ nghề…
Do vậy, Hiệp hội Thủy sản Bình Thuận kiến nghị các cấp thẩm quyền cần quan tâm xem xét lại hóa chất cấm, kháng sinh cấm trong bảo quản và có biện pháp, hình thức xử lý nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp vi phạm.
Đồng thời cũng kịp thời cảnh báo cho doanh nghiệp địa phương để giúp hạn chế rủi ro, khôi phục lại mặt hàng có giá trị kinh tế cao là mực khô lột da cao cấp xuất sang thị trường Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Đây là đối tượng thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ghẹ xanh đang bị khai thác quá mức trong tự nhiên, dẫn đến suy giảm nguồn lợi, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Hiện tại, giá giao dịch gạo XK của Việt Nam vẫn đứng ở mức 400-410 USD/tấn (gạo 5% tấm), cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, nhưng vẫn thấp hơn 25 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan. Trong khi đó, giá lúa gạo trong nước lại có dấu hiệu giảm.

Hiện nay, người trồng thanh long tại Bình Thuận chưa kịp mừng vì có thêm thị trường mới là New Zealand thì lại phải đối mặt với nguy cơ giá thanh long sụt giảm và dịch bệnh phá hoại.

Theo báo cáo của Phòng Thủy sản, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay trên toàn tỉnh đã có hơn 56 ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi.

Dưới ánh sáng xanh huyền ảo được thiết kế mô phỏng đáy sâu đại dương và trông tựa như một công viên hải dương, những đàn cá mú bình thản lượn lờ trong những bể nước sủi tăm hình tròn bố trí trên tầng thứ 15 của một nhà kho ở Chai Wan, Hồng Kông.