7 Năm Mực Khô Vẫn Chưa Vào Lại Được Thị Trường Nhật Bản

Bà Tô Tuệ Lang - Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Thuận vừa cho biết: Hiện 100% sản phẩm mực khô của địa phương vẫn chưa vào lại được thị trường Nhật Bản.
Nguyên nhân kể từ năm 2007 đến nay vẫn chưa xử lý triệt để tình trạng nhiễm cloramphennicol và đã gây ra khó khăn lớn cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này, thậm chí phải bỏ nghề…
Do vậy, Hiệp hội Thủy sản Bình Thuận kiến nghị các cấp thẩm quyền cần quan tâm xem xét lại hóa chất cấm, kháng sinh cấm trong bảo quản và có biện pháp, hình thức xử lý nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp vi phạm.
Đồng thời cũng kịp thời cảnh báo cho doanh nghiệp địa phương để giúp hạn chế rủi ro, khôi phục lại mặt hàng có giá trị kinh tế cao là mực khô lột da cao cấp xuất sang thị trường Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Đam mê làm nông nghiệp, ông Võ Văn Chưng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạn bỏ vốn lớn đầu tư nhà kính trồng dưa lưới.

Trồng dừa xiêm đỏ làm giàu là cách làm hay của nông dân Nguyễn Văn Út, cư ngụ tại xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho.

Với mô hình trồng cam, chanh, rừng nguyên liệu kết hợp chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Thọ huyện Nghi Lộc (Nghệ An) bỏ túi hơn 350 triệu đồng

Dù chỉ có khoảng 2 công đất vừa để ở vừa phục vụ chăn nuôi, nhưng mỗi năm anh Trương Văn Phúc - tỉnh Tiền Giang vẫn có thu nhập gần 1 tỷ đồng

Mô hình nuôi vịt biển ở tỉnh Tiền Giang đã đạt kết quả cao. mỗi con vịt biển có trọng lượng trên 2,5 kg, tỉ lệ đẻ trứng đạt trên 75%, mỗi năm đẻ trên 240 trứng