7 Giải Pháp Phát Triển Ngành Thủy Sản

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Theo quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11, mục tiêu cụ thể của đề án là duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành thủy sản, đồng thời nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.
Trong đề án này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 6%/năm, trong đó giá trị khai thác thủy sản tăng trưởng bình quân trên 3%/năm; giá trị nuôi trồng thủy sản tăng trưởng bình quân trên 8%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 6%/năm.
Bên cạnh đó, Bộ đặt mục tiêu giữ ổn định sản lượng khai thác thủy sản đến năm 2020 ở mức 2,4-2,6 triệu tấn/năm (bao gồm sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn, sản lượng khai thác hải sản 2,2-2,4 triệu tấn); thực hiện giảm tỷ trọng sản lượng khai thác ven bờ từ 52% (1,2 triệu tấn) hiện nay xuống còn khoảng 36,4% (0,8-0,87 triệu tấn) vào năm 2020, tăng sản lượng khai thác xa bờ từ 48% (1 triệu tấn) lên khoảng 63,6% (1,4-1,53 triệu tấn) vào năm 2020.
Ngoài ra, Bộ cũng hướng tới việc nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cộng đồng ngư dân ven biển, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trước mắt và lâu dài, giảm tỷ lệ đói nghèo, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân lao động thủy sản cao gấp 2,5 lần so với năm 2010.
Để đạt được những mục tiêu trên, ngành thủy sản sẽ thực hiện đồng bộ 7 giải pháp về quy hoạch, tổ chức, đầu tư, chính sách, khoa học công nghệ, thị trường và hợp tác quốc tế.
Theo đó, ngành sẽ rà soát, điều chỉnh bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch theo vùng, theo lĩnh vực sản xuất, theo đối tượng chủ lực trên cơ sở Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (QĐ 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010) và Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (QĐ 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013). Căn cứ vào đó, các tỉnh, các địa phương tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn từng tỉnh, từng địa phương.
Bên cạnh đó, ngành sẽ tăng tỷ trọng đầu tư công cho lĩnh vực thủy sản trong tổng vốn đầu tư do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý, cụ thể: tỷ trọng đầu tư cho thủy sản giai đoạn 2011-2015 đạt trên 7%, giai đoạn 2016-2020 đạt trên 10% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung thực hiện đầu tư: điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, hệ thống thông tin quản lý nghề cá, kiểm ngư, hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất giống thủy sản, hạ tầng vùng nuôi tập trung cho các đối tượng chủ lực (tôm, cá tra, nhuyễn thể và rô phi), hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản và hệ thống kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.

Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr

Theo thông tin từ Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai, đến nay, các trại giống thủy sản trên địa bàn đã cung ứng khoảng hơn 1,5 triệu con cá giống cho các hộ nuôi, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hầu hết người chăn nuôi gà đẻ trứng đang bị phụ thuộc vào con giống của một số doanh nghiệp FDI.

So với trước Tết, sáng mùng 3 Tết, giá gà thả vườn tại chợ Cai Lậy - Tiềng Giang tăng bình quân khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg.