6 tháng đầu năm tổng sản lượng thủy sản tăng 3,6%

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2015, ước đạt 3.065 nghìn tấn, trong đó: khai thác thủy sản ước đạt 1.235 nghìn tấn, nuôi trồng đạt 1.830 nghìn tấn (chiếm tỷ trọng 59,7%). So với cùng kỳ năm 2014, tăng 3,6% về tổng sản lượng, trong đó tăng 3,3% về nuôi trồng thủy sản, tăng 4,0% về khai thác thủy sản.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính 6 tháng đầu năm 2015, giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 (GDP), ngành thủy sản đạt 164.910 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 17,6% giá trị tăng thêm toàn ngành nông nghiệp.
Trên cơ sở kết quả 6 tháng đầu năm và dự báo những tháng cuối năm, ngành thủy sản phấn đấu đạt 6.400 nghìn tấn, với sản lượng khai thác là 2.600 nghìn tấn và sản lượng nuôi trồng là 3.800 nghìn tấn.
Để đạt mục tiêu này, các đại biểu cho rằng, về công tác chỉ đạo điều hành từ nay đến cuối năm cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành về chất lượng giống, vật tư phục vụ sản xuất nuôi trồng. Triển khai và hướng dẫn cho nông, ngư dân thả nuôi trong điều kiện thời tiết thuận lợi trong mùa mưa bão, đảm bảo tốt công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác và nuôi trồng để đáp ứng yêu cầu và các hàng rào kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu. Về khai thác thủy sản tiếp tục thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đồng thời đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của ngư dân hoạt động tại các ngư trường.
Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết: Tình hình sản xuất nuôi trồng 6 tháng đầu năm gặp khó khăn. Trong hoạt động khai thác, do Trung Quốc có tham vọng bồi đắp biển Đông, chấn áp ngư dân nên tình hình khai thác gặp khó khăn, hơn nữa, giá cả lên xuống thất thường. Lĩnh vực nuôi trồng, nhìn chung diện tích thả nuôi tôm rất thấp, khó khăn từ doanh nghiệp sản xuất giống đến người nuôi…
Tình hình nuôi cá tra cũng không mấy sáng sủa. Trong 6 tháng cuối năm, bối cảnh không có nhiều sáng sủa, ngư dân, nông dân cả nước tích cực sản xuất bù lại giá trị và sản lượng của 6 tháng đầu năm, thực hiện tái cơ cấu ngành, cần tranh thủ thời tiết thuận lợi thúc đẩy và hướng dẫn người nuôi thả nuôi, nhất là tôm, tăng cường chỉ đạo của các ban ngành, có hướng dẫn cụ thể để thúc đẩy thả nuôi. Tích cực kiểm soát chất lượng đầu vào, vật tư, chất cải tạo môi trường, nghiên cứu đa dạng đối tượng nuôi có tiềm năng như cá rô phi, nhuyễn thể, cá nước ngọt… Trong hoạt động khai thác, ngư dân tiếp tục cảnh giác với âm mưu bành chướng của Trung Quốc, phối hợp bộ ngành chức năng, có văn bản hướng dẫn theo bổ sung Nghị định 67, báo cáo đánh giá 1 năm thực hiện Nghị đinh…
Có thể bạn quan tâm

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được cán bộ, hội viên, nông dân huyện Nga Sơn hưởng ứng, phát triển có chất lượng và đi vào chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng vững mạnh và hiện đại.

Năm 2014 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh. Dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 13 xã thuộc 5 huyện làm 118 con gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 19 con lợn, 4 con bò.

Tin vui cho nông dân ĐBSCL trong những ngày giáp Tết, ngày 13/2, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1180/VPCP-KTTH gửi Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội lương thực Việt Nam thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thu mua tạm trữ lúa gạo vụ ĐX 2014-2015.