55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Theo Mô Hình VietGAP

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).
Các học viên được hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm thâm canh theo VietGAP: Cách lựa chọn địa điểm xây dựng ao nuôi; chuẩn bị ao nuôi; kỹ thuật chọn giống và thả giống; quản lý môi trường ao nuôi; quản lý thức ăn và phương pháp cho ăn; quản lý sử dụng thuốc thú y thủy sản và hóa chất xử lý môi trường; quản lý sức khỏe của tôm; quản lý chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
Đây là mô hình nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu dịch bệnh, bảo vệ môi trường, phát triển nghề nuôi bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ tính riêng ở Nam Trung bộ, kết quả chuyển đổi có lợi nhuận tăng từ 1,5 - 3 lần so với trồng lúa, doanh thu hàng trăm triệu đồng/ha.
Do giá cao su thế giới xuống thấp, các nhà máy chưa được đầu tư và kế hoạch mở miệng cao su tạm dừng.

Do các phòng kiểm định chất lượng trong nước chỉ kiểm tra được gần 200 chỉ tiêu nên các doanh nghiệp hồ tiêu phải tốn thời gian và chi phí gửi mẫu ra nước ngoài kiểm định. Hiệp hội Hồ tiêu đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) nên xây dựng một phòng kiểm định chất lượng phù hợp với quốc tế.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và Công ty Him Lam đưa ra Đề án phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam với quy mô trồng 200.000ha tại Tây Nguyên trong 5 năm tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nên thận trọng khi trồng ồ ạt cây mắc-ca để tránh những hệ luỵ.

Thời gian gần đây, một số địa phương trong tỉnh xuất hiện tình trạng thương lái thu mua lá mãng cầu xiêm theo kiểu tận thu nên tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại kinh tế lâu dài đối với người dân.