50 nông dân giỏi được cử dự Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 9

Chiều 4.9, Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV Hội Nông dân Việt Nam đã nhất trí cử 50 đại biểu nông dân tiêu biểu, xuất sắc sản xuất kinh doanh giỏi đại diện cho tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, ý trí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết của gần 60 triệu nông dân của cả nước đi dự Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ IX.
Ông Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam thay mặt Ban Thường vụ Hội và Hội đồng Thi đua, khen thưởng T.Ư Hội ND Việt Nam phát động thi đua yêu nước giai đoạn 2015- 2020. Ảnh Trần Quang
Cũng tại Đại hội, ông Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam thay mặt Ban Thường vụ và Hội đồng thi đua, khen thưởng T.Ư Hội ND Việt Nam phát động thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như:
- Đẩy mạnh 3 phong trào thi đua của Hội, trọng tâm là thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới…., và giữ vững chủ quyền biển, đảo, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm thèo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề cho nông dân; cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, giá cả; tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sản xuất…, và hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất cải thiện cuộc sống, năng cao thu nhập.
Các đại biểu hào hứng tham gia đại hội.
- Tích cực tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp; liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, nhà khoa học với các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh; các trình diễn kỹ thuật, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để tuyên truyền nhân rộng…
- Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội ND Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt nam giai đoạn 2010 -2020”; Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03.12.2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QD-TTg, ngày 10.05.2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp tạo ra nguồn lực tổ chức các dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp và 3 phong trào thi đua lớn của Hội. Triển khai thực hiện Đề án “Mẫu hình người nông dân mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.
- Sau Đại hội này, các cấp Hội tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, hội viên, nông dân kết của Đại hội. Đặc biệt, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm rút ra từ những gương điển hình tiên tiến các linh vực của hội viên, nông dân học tập và làm theo…
Có thể bạn quan tâm

Tập trung chính ở các xã Đồng Tâm, An Bình, Thanh Nông, thị trấn Chi Nê. Điển hình nhất là hội gây nuôi động vật hoang dã xã Đồng Tâm duy trì hoạt động 23 hội viên với số động vật nuôi 500 con lợn rừng, 200 con nhím, 22 con hươu sao. Trong số động vật nuôi hoang dã, lợn rừng được người chăn nuôi tập trung mở rộng diện rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, những cá thể hươu trong mô hình “Chăn nuôi hươu lấy nhung và sinh sản” của Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), cho thấy sự thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.

Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.

Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành một tập quán sản xuất của người dân vùng ĐBSCL. Những chiếc ghe lớn, hai tầng, chở theo những bầy vịt chạy đồng trên sông nước sau mùa gặt là những hình ảnh thân quen. Trong buổi sáng bình minh, trên những cánh đồng, những người chăn vịt cần mẫn, lam lũ cùng với những đàn vịt cất tiếng gọi nhau gợi lên một khung cảnh thanh bình, yên ả ở vùng quê.

Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.