5 tháng đầu năm xuất khẩu 117.000 tấn điều

Theo thông tin từ hiệp Hội điều Việt Nam (Vinacas), trong buổi làm việc với Hiệp hội điều và UBND tỉnh Bình Phước về tình hình sản xuất, kinh doanh điều, trong 5 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã XK 117.000 tấn điều, chiếm 27,3% giá trị; NK hơn 197.000 tấn, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân NK điều trong nước tăng là do tình hình thời tiết không thuận lợi, thị trường cạnh tranh gay gắt.
Cũng theo Hội điều Việt Nam, trong thời gian tới ngành điều sẽ xây dựng quỹ phát triển bền vững cho bà con trồng điều; tích cực vận động các cơ sở chế biến trong nước đảm bảo đúng quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu mô hình trồng điều ghép ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước ra cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, lô vải thiều 2,1 tấn đầu tiên của Lục Ngạn sau khi được đưa sang thị trường Califonia (Mỹ) đã bán hết chỉ trong vòng một ngày.

Vụ Đông Xuân vừa qua, toàn huyện Phú Thiện gieo trồng gần 8.400 ha cây trồng các loại, trong đó lúa với diện tích 6.066 ha gồm các giống lúa như: HT1, Ma Lâm, Q5, OM4900, hương cốm, tám thơm, DV 108….; còn lại là các loại cây lương thực khác (bắp 350 ha), thực phẩm (rau các loại, đậu), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, thuốc lá, khoai lang) và cây công nghiệp dài ngày (mía trồng mới 800 ha).

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.

Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.

Những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) giúp cho nông nghiệp ở Bắc Quang có những bước tiến đáng kể với năng xuất, sản lượng lương thực dẫn đầu toàn tỉnh. Để tiếp tục tạo đột phá, năm 2015 huyện Bắc Quang bắt đầu triển khai Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), chỉnh trang đồng ruộng. Đây là điều không còn lạ, nhưng mới ở Hà Giang.