5 Tháng Đầu Năm 2014, Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Tăng Gần 5%

Hiện đang là thời điểm mùa vụ cá Nam, nhờ thời tiết thuận lợi, các vùng biển miền Trung và Nam trung bộ các đàn cá nổi liên tục với trữ lượng lớn, nên đã có nhiều tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường. Nhìn chung bước khởi động đánh bắt vụ cá Nam đang có những tín hiệu tích cực.
Ước 5 tháng đầu năm 2014 sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.161 ngàn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khai thác biển ước đạt 1.097 ngàn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ.
Sản lượng khai thác cá 5 tháng đầu năm tại một số địa phương đạt khá như: Cà Mau: 203.000 tấn; Kiên Giang: 191.544 tấn; Bà Rịa Vũng Tàu: 120.739 tấn; Bình Thuận: 62.443 tấn; Bến Tre: 55.400 tấn; Quảng Ngãi: 52.012 tấn; Bạc Liêu 49.984 tấn; Ninh Thuận: 42.142; Quảng Ninh: 23.493 tấn; Thái Bình: 23.463 tấn; Quảng Bình: 16.785 tấn.
Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 5 tháng tại một số tỉnh trọng điểm như sau: Bình Định ước đạt 4.007 tấn, tăng 5,1 % so với cùng kỳ năm ngoái; Khánh Hòa ước đạt 3.939 tấn, tăng 9%; Phú Yên ước đạt 2.725 tấn giảm 30,1%.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận cho Công ty TNHH Trang trại Đa Nhim triển khai dự án trồng cây atisô, sản xuất trà atisô và chiết xuất cao atisô tại xã Đa Nhim (huyện Lạc Dương) trên diện tích 10.370m2 với tổng vốn đầu tư 10 tỷ 356 triệu đồng, thời gian thực hiện là 50 năm.

6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 2,71 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,13 tỷ USD. Trong đó, An Giang xuất 223.700 tấn gạo, tương đương 101 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và 11,3% về giá trị so cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm là gạo không có thương hiệu nên xuất ở phân khúc cấp thấp, giá bán dưới giá sàn.
Dù năng suất đạt khả quan hơn so với vụ hè thu năm 2014 nhưng giá thành sản phẩm mùa vụ này lại tăng cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài khiến cây lúa phải đối mặt với dịch bệnh, chậm phát triển, người dân phải tốn nhiều chi phí hơn cho đồng ruộng.

Cứ đến mùa sen, những người trồng sen lưu động lại lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Với họ, nghề này không đơn giản để kiếm cái ăn mà còn tiếp nối truyền thống của gia đình tự bao đời nay.

Ông Nguyễn Văn Phúc - nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), tham gia dự án trồng rau theo quy trình VietGAP của METRO Cash & Carry Vietnam - cho biết: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp sản phẩm được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn, từ đó có thể tăng cơ hội bán hàng”.