5 sản phẩm của Bình Định đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu - 2015

Kết quả, trong số 100 sản phẩm CNNTTB năm nay, tỉnh Bình Định có 5 sản phẩm được bình chọn.
Máy làm nhang tự động của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Hải Lan, một trong 5 sản phẩm của Bình Định đạt danh hiệu CNNTTB - 2015.
Theo đó, 5 sản phẩm của Bình Định đạt danh hiệu CNNTTB, gồm: Tinh bột sắn BDSTAR của Công ty CP Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (thuộc địa bàn thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ);
Nước tương Magic của Công ty TNHH Phước An (xã Phước An, huyện Tuy Phước); Máy làm nhang tự động của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Hải Lan (Khu đô thị mới, P. Đập Đá - thị xã An Nhơn);
Cụm sản phẩm trang bị tàu đánh bắt xa bờ của Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Đường (Cụm Công nghiệp Gò Đá Trắng, Đập Đá - thị xã An Nhơn); Phân NPK của Công ty CP phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định (QL1A, thôn Diêm Tiêu, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ).
Cũng theo ông Hưng, sản phẩm tham gia bình chọn năm nay được phân theo 4 nhóm, gồm: Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống; Nhóm sản phẩm về thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí; Nhóm các sản phẩm khác.
Được biết, Lễ công bố và tôn vinh 100 sản phẩm CNNTTB năm 2015 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17.10.
Có thể bạn quan tâm

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thời gian qua đã nghiên cứu thành công nhiều giống cây trồng mới. NNVN giới thiệu 10 giống điển hình.

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong năm 2012, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.500 ha cây ca cao, diện tích đăng ký phân bổ tại các huyện: Giồng Trôm 450 ha, Bình Đại 50 ha, Mỏ Cày Nam 300 ha, Thạnh Phú 50 ha, Mỏ Cày Bắc 300 ha, Ba Tri 50 ha, Châu Thành 250 ha, Chợ Lách 20 ha và thành phố Bến Tre 30 ha. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã trồng được 2.197 ha, đạt 80% so kế hoạch năm, nâng tổng diện tích ca cao trong tỉnh đến nay đạt trên 9.000 ha.

Đó là một trong những nội dung được nhiều xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm và phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, Hội Nông dân… tổ chức các lớp dạy nghề nuôi ếch, lươn, cá lóc… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập kinh tế gia đình của các hộ nông dân.

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, ĐBSCL là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, trong những năm qua, do kiến thức còn hạn chế nên hầu hết bà con nông dân sử dụng dinh dưởng cho cây trồng chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất chất lượng cây trồng chưa cao