5 sản phẩm của Bình Định đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu - 2015

Kết quả, trong số 100 sản phẩm CNNTTB năm nay, tỉnh Bình Định có 5 sản phẩm được bình chọn.
Máy làm nhang tự động của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Hải Lan, một trong 5 sản phẩm của Bình Định đạt danh hiệu CNNTTB - 2015.
Theo đó, 5 sản phẩm của Bình Định đạt danh hiệu CNNTTB, gồm: Tinh bột sắn BDSTAR của Công ty CP Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (thuộc địa bàn thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ);
Nước tương Magic của Công ty TNHH Phước An (xã Phước An, huyện Tuy Phước); Máy làm nhang tự động của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Hải Lan (Khu đô thị mới, P. Đập Đá - thị xã An Nhơn);
Cụm sản phẩm trang bị tàu đánh bắt xa bờ của Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Đường (Cụm Công nghiệp Gò Đá Trắng, Đập Đá - thị xã An Nhơn); Phân NPK của Công ty CP phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định (QL1A, thôn Diêm Tiêu, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ).
Cũng theo ông Hưng, sản phẩm tham gia bình chọn năm nay được phân theo 4 nhóm, gồm: Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống; Nhóm sản phẩm về thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí; Nhóm các sản phẩm khác.
Được biết, Lễ công bố và tôn vinh 100 sản phẩm CNNTTB năm 2015 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17.10.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang trên địa bàn huyện Yên Minh được nhân dân hưởng ứng và thực hiện tích cực. Những thửa ruộng mới khai hoang, sau 3 đến 4 năm đưa vào trồng lúa nước không chỉ nâng cao đời sống nhân dân mà vào mùa lúa chín còn tạo cảnh quan đẹp mắt với du khách gần xa khi lên thăm Công việc Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn.

Nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì luôn đồng hành cùng người nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu từ hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng.

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.

Trao đổi với chúng tôi về tình hình sản xuất vụ đông, đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao đánh giá: Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, từ lâu Lâm Thao đã chú trọng tăng vụ, trong đó sớm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.