5 Mô Hình Luân Canh Thay Thế Lúa Vụ 3

Làm gì để thay thế cây lúa vụ 3 (vụ thu đông) ở ĐBSCL, TS Nguyễn Công Thành - Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam giới thiệu một số mô hình.
1. Mô hình 2 lúa - 1 màu: Mô hình này áp dụng cây màu ngắn ngày như đậu nành, mè (trồng sớm), rau màu... có thời gian sinh trưởng dưới 70 ngày trồng thay cây lúa. Đây là mô hình đang áp dụng mạnh ở tỉnh An Giang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng huyện Chợ Mới có hơn 35 tiểu vùng lớn nhỏ chuyên canh màu và gần 80 tiểu vùng đê bao, huyện đang chủ trương từng bước giảm lúa, tăng màu.
Trồng các loại rau màu luân canh trên ruộng lúa mang lại thu nhập cao hơn gấp 2 - 5 lần trồng lúa.
Ước tính trồng rau màu có thể thu được 336 triệu đồng/ha/năm, vòng quay khai thác đất lên đến 6-7 vụ/năm, trong khi trồng lúa 3 vụ chỉ thu được 40-60 triệu đồng/ha/năm.
2. Mô hình lúa - cá: Những ruộng xây dựng được mô hình này cần có bờ bao và mương quanh ruộng đảm bảo giữ nước và chống ngập trong mùa nước lớn. Tùy theo loại cá mà có thể thả cá con sớm trong ao, mương trong thời kỳ lúa vụ hè thu và cho cá ăn cho đến khi thu hoạch lúa hè thu thì đưa nước vào ngập dần dần rồi bung cá lên ruộng cho ăn lúa chét, lúa rụng và các côn trùng, ốc, cua...
3. Trồng ấu luân canh lúa: Mô hình này thích hợp cho những vùng trũng. Trồng ấu bắt đầu từ sau khi thu hoạch lúa hè thu, sau 3 tháng có thể thu trái đợt đầu. Mỗi vụ ấu thu hoạch 2 lần. Nhiều nông dân ở Vĩnh Long cho rằng trồng giống ấu Đài Loan dễ trồng và thích nghi tốt, năng suất thu hoạch đợt đầu từ 1,5 - 1,8 tấn/1.000m2, đợt 2 thêm khoảng 1 tấn nữa. Giá bán tại chỗ từ 3.500 - 3.600 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi từ 4 - 5 triệu đồng. Như vậy, trồng ấu cho lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa.
4. Mô hình lúa - khoai lang: Mô hình này khá thành công ở Vĩnh Long. Nông dân ở đây đã mạnh dạn chuyển 2 vụ lúa hè thu và thu đông bằng cây mè và cây khoai lang tím Nhật, thu lãi hơn 6 triệu đồng/1.000m2. Riêng vụ khoai tím Nhật trồng trong vụ thu đông có mưa nên chi phí tưới và chăm sóc giảm.
5. Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ tôm: Đang thực hành ở các tỉnh Hậu Giang, TP.Cần Thơ, Đồng Tháp... Sau vụ lúa hè thu, tôm được thả nuôi trong mùa lũ đến đầu vụ lúa đông xuân thì thu hoạch để cải tạo ruộng trồng lúa đông xuân. Ruộng nuôi tôm có diện tích dưới 2ha, ruộng phải có mương bao xung quanh, chiếm khoảng 20% tổng diện tích ruộng. Mương rộng từ 2-3m và sâu 0,8-1m so với mặt ruộng. Bờ bao ruộng tốt nhất cao từ 1-1,2m và chân bờ rộng từ 3-4m. Trong ruộng nên có khu ương tôm có diện tích chiếm khoảng 10%.
Có thể bạn quan tâm

Trong 5 tháng đầu năm 2014, vượt qua khó khăn, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang dần hồi phục. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị toàn thể của VASEP tổ chức ngày 12/6 tại TP Hồ Chí Minh.

Vài năm trước, diện tích nuôi cá mú, cá chẻm trên địa bàn TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) phát triển rất lớn, nhưng do gặp dịch bệnh, năng suất thấp, rớt giá, lãi không cao nên nhiều hộ đã chuyển sang nuôi ốc hương hay trồng rong. Tuy nhiên năm nay việc nuôi cá mú, cá chẻm lại rất thuận lợi, giá bán cao nên người nuôi rất phấn khởi.

Để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu, phòng ngừa trường hợp các thị trường nhập khẩu sẽ tẩy chay các mặt hàng tôm Việt Nam, gây hậu quả lớn cho nền kinh tế, ngày 11 tháng 6 năm 2014, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa đã có ý kiến chỉ đạo thực hiện công tác ngăn chặn tình trạng bơm chích tạp chất, thu mua, vận chuyển nguyên liệu thủy sản chứa tạp chất.

Tính đến ngày 5/6, tại các xã Ðông Minh, Ðông Hải (Tiền Hải - Thái Bình) đã có 157 hộ nuôi tôm phát hiện thấy có hiện tượng tôm chết trong ao với tổng diện tích 18,232ha, số lượng 4,165 triệu con. Tuy tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai đã cung cấp ra thị trường được 3,13 triệu con cá giống các loại, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2013.