5 Loại Giống Triển Vọng Với Vùng Đất Phèn Mặn

Ngày 8-4, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) Hậu Giang tổ chức buổi Hội thảo đánh giá đặc tính và chọn ra các giống lúa có triển vọng làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới tại ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ.
Theo đó, trong vụ Đông xuân 2013-2014, Ban Quản lý Khu NNƯDCNC Hậu Giang đã bố trí khảo nghiệm bộ giống lúa có triển vọng tại địa bàn xã Vĩnh Viễn A, để đánh giá các đặc tính của từng loại giống làm cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp và tạo nền tảng phục vụ cho phát triển sản xuất của Khu NNƯDCNC Hậu Giang sau này.
Đây là các loại giống có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, với thời gian sinh trưởng trung bình từ 90-100 ngày, đặc biệt là một số giống còn có khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh vàng lùn, đạo ôn và canh tác được trên vùng đất phèn, thích ứng khi nồng độ mặn lên đến 4,5 phần ngàn.
Sau khi được tham quan thực tế ngoài đồng ruộng, hàng chục hộ dân đã đánh giá cao mức độ thích nghi của 5 loại giống được trồng khảo nghiệm gồm: OM 3673, OM 5451, OM 6L, OM 8108 và OM 4900.
Có thể bạn quan tâm

Cứ đến đầu tháng 10 hàng năm, người tiêu dùng lại lo lắng khi sản phẩm cam sành trôi nổi trên thị trường gắn nhãn mác cam sành Hà Giang được bày bán công khai với giá rất rẻ, chỉ từ 10 - 15 ngàn đồng, thậm chí có nơi chỉ bán với giá 6-8 ngàn đồng. không chỉ giá rẻ mà các loại cam đang được bày bán có mẫu mã đẹp, không có hạt, nhìn rất bắt mắt nên người tiêu dùng cứ vô tư mua về dùng.

Những năm qua, cây trồng vụ Đông đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Qua kinh nghiệm sản xuất của bà con, vụ Đông phải được gieo trồng sớm, đảm bảo thời gian sinh trưởng và thu hoạch mà không ảnh hưởng tới sản xuất vụ Xuân. Vào thời điểm này, bà con huyện Quản Bạ đã hoàn thành 50% diện tích cây trồng vụ Đông.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.

Du nhập, sử dụng những loại cây, con có giá trị kinh tế là việc cần thiết. Nhưng như thế không có nghĩa chúng được ưu tiên, bỏ qua giai đoạn khảo kiểm nghiệm, bởi không phải cây, con nào di thực về Quảng Ngãi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.