412 Ha Đạt Giá Trị 120 Triệu Đồng/ha/năm

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nhiều năm nay, xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch và đưa nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Hiện xã có 412 ha đạt giá trị 120 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 260 ha cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, 30 ha dưa chuột, hơn 10 ha ớt xuất khẩu...
Theo tính toán của nhiều hộ dân, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chủ yếu là lúa Hương Thơm, Bắc Thơm số 7, BC 15; các loại rau màu hàng hóa vụ đông, như dưa chuột đạt 180 triệu đồng/ha/năm, ớt đạt 300 triệu đồng/ha/năm...
Kết quả trên là do hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã đã đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, trồng và chăm sóc đúng khung thời vụ nên năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều tăng, thị trường tiêu thụ ổn định. Cùng với đó, xã còn tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, kiên cố kênh mương, giao thông nội đồng giúp các hộ thuận tiện trong sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm ngay trên đồng ruộng...
Nguồn bài viết: http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132419/Xa-Yen-Trung:-412-ha-dat-gia-tri-120-trieu-dong/ha/nam
Có thể bạn quan tâm

Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Chỉ khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định của nhà nhập khẩu, có đầu ra ổn định thì nghề nuôi tôm mới có thể phát triển ổn định và bền vững.

Tại tỉnh Bến Tre, huyện Ba Tri phát triển nghề chăn nuôi vịt chạy đồng quy mô lớn nhất tỉnh. Nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập chủ yếu từ nuôi vịt thịt và nuôi vịt đẻ trứng. Thời gian qua, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước và các tỉnh lân cận Bến Tre, đã tác động mạnh đến đầu ra của sản phẩm gia cầm, khiến nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lo lắng

Những người chăn nuôi đang bị bủa vây tứ phía, đối mặt với nguy cơ phá sản, buộc phải “treo” chuồng, tạm ngưng chăn nuôi vì thua lỗ nặng do sản phẩm không ngừng rớt giá.

Có thâm niên 7 năm trong nghề chăn nuôi lợn, anh Nghiêm Xuân Hùng ở thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là người đã thành công trong việc xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập ổn định.

Do lo sợ dịch cúm gia cầm A/H5N1, người tiêu dùng ngại mua gà, vịt, trứng… khiến sức mua và giá của các sản phẩm này giảm mạnh. Theo Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tình hình này nếu không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cân đối cung cầu và khiến ngành này điêu đứng.