4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tại cuộc họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm khi triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.
Cụ thể, một là nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; Hai là nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; Ba là phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp và cuối cùng là phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, ưu tiên bố trí vốn cho các nhiệm vụ theo thứ tự; chăm sóc diện tích đã trồng và khoanh nuôi tái sinh diện tích sắp thành rừng; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với các huyện thuộc chương trình 30a; tập trung ưu tiên trồng mới rừng phòng hộ ven biển.
Tiếp tục triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 27/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hưởng lợi từ rung.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Vĩnh Long đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH De Heus– Hà Lan thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trại thực nghiệm thủy sản và thành lập chi nhánh R&D (Research & Development) Công ty TNHH De Heus tại ấp An Hương 1, xã Mỹ An (Mang Thít), với tổng vốn đầu tư 62 tỷ đồng, tương đương 3 triệu USD.

Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.

Hơn 90 ngàn con gà được nuôi trong những trại có không khí mát lạnh rộng 5ha, các khâu chăn nuôi đều theo quy trình tự động, cho ra hơn 5 tấn trứng sạch và an toàn mỗi ngày. Đó là những con gà của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng.

Hiện nay, nhiều gia đình không chỉ có nhu cầu tìm mua các loại rau an toàn (RAT) mà còn tự sản xuất để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe. Song, trở ngại lớn là vấn đề thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình ở đô thị. Mô hình "sản xuất rau ăn lá an toàn không cần đất qui mô hộ gia đình" đã và đang được Bình Thủy, TP Cần Thơ triển khai thực hiện, mở hướng cho các hộ gia đình phát triển sản xuất RAT mà không cần đất.