4 Giống Khoai Tây Tốt

Theo định hướng chỉ đạo sản xuất của Bộ NN- PTNT, vụ đông 2011 các tỉnh phía Bắc phấn đấu gieo trồng đạt diện tích trên 520.000 ha, trong đó, diện tích trồng khoai tây từ 25.000-30.000 ha.
Việc phát triển cây trồng vụ đông nói chung, nhất là khoai tây phải gắn với thị trường tiêu thụ và chế biến. Vụ đông năm nay, thời tiết diễn biến rất phức tạp, đầu vụ trong tháng 9 do ảnh hưởng liên tiếp của 3 cơn bão đã gây lũ lụt ngập úng kéo dài, làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất vụ đông sớm đối với các loại cây trồng, nhất là cây rau, đậu tương, ngô...
Có thể nói cho đến nay quỹ thời gian tốt nhất cho cây trồng vụ đông tại các tỉnh phía Bắc là không còn nhiều (khoảng 5/11/2011 là kết thúc vụ) nên các cây trồng còn lại chỉ có thể gieo trồng rau, đậu các loại, ngô nếp và khoai tây. Để giúp nông dân có nhiều lựa chọn và chủ động sản xuất khoai tây trong vụ đông 2011, chúng tôi xin giới thiệu một số giống khoai tây có nhiều ưu điểm tốt như sau:
- Nguồn gốc: Nhập nội từ Đức. Giống đã được công nhận chính thức năm 2006.
- Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày (vụ đông). Thân đứng, tán gọn, củ nhiều (8-10 củ/cây). Dạng củ hình ovan, mắt củ rất nông, vỏ củ màu vàng, ruột củ màu vàng. Chất lượng ăn tươi rất ngon, độ bở trung bình. Năng suất từ 200-240 tạ/ha, thâm canh đạt 300 tạ/ha. Ít nhiễm bệnh mốc sương và virút, nhưng khá nhạy cảm với bệnh héo xanh.
- Nguồn gốc: Nhập nội từ Hà Lan. Giống đã được công nhận cho phép sản xuất thử tháng 11/2008. Là giống có nhiều triển vọng tại các tỉnh phía Bắc. Giống dùng để ăn tươi và có thể chế biến.
- Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng 85- 90 ngày (vụ đông). Thân đứng, tán gọn, củ khá (7-8 củ/cây). Dạng củ hình tròn, củ lớn, mắt củ nông, vỏ củ màu vàng, ruột củ màu vàng. Chất lượng khá, dùng để ăn tươi và chế biến. Năng suất từ 200-220 tạ/ha, thâm canh đạt 300 tạ/ha. Nhiễm trung bình bệnh mốc sương, ít nhiễm virút và bệnh héo xanh.
- Nguồn gốc: Nhập nội từ Hà Lan. Giống đã được khảo nghiệm từ năm 2000. Là giống có nhiều triển vọng tại các tỉnh phía Bắc.
- Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng 90- 95 ngày (vụ đông). Thân đứng, tán gọn, củ khá (6-7 củ/cây). Dạng củ hình ôvan, mắt củ nông, vỏ củ màu vàng, ruột củ màu vàng nhạt. Năng suất từ 180-200 tạ/ha, thâm canh đạt 250 tạ/ha. Ít nhiễm bệnh mốc sương, héo xanh và virút, nhưng dễ nhiểm bệnh ghẻ.
- Nguồn gốc: Nhập nội từ Úc. Công nhận chính thức năm 2008. Là giống có nhiều triển vọng tại các tỉnh phía Bắc. Giống dùng để chế biến.
- Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng 95-100 ngày (vụ đông). Thân đứng, tán gọn, củ khá (6-7 củ/cây). Dạng củ hình tròn, mắt củ nông, vỏ củ màu vàng, ruột củ màu vàng nhạt. Đặc biệt thích hợp cho chế biến sấy lát. Năng suất từ 220-230 tạ/ha, thâm canh đạt 320 tạ/ha. Ít nhiễm bệnh mốc sương, bệnh héo xanh và virút.
Hướng sử dụng:
- Khoai tây Solara trồng để ăn tươi.
- Khoai tây Sinora trồng để ăn tươi và chế biến.
- Khoai tây Diamant trồng để chế biến và ăn tươi.
- Khoai tây Atlantic trồng để chế biến.
Yêu cầu kỹ thuật:
Khi trồng bốn giống khoai tây trên cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:
- Đất trồng là đất chân vàn, vàn cao, chân đất màu hoặc chân đất 2 vụ lúa. Đất chủ động tưới tiêu; đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì khá.
Làm đất thật kỹ, nhuyễn, sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước. Có thể áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, sử dụng rơm rạ khô để che tủ kín và tưới ẩm sau khi đặt củ giống khoai tây xuống rãnh trồng.
- Thời vụ trồng vụ đông từ 10/10-5/11.
- Lượng củ và khoảng cách trồng: Lượng củ trồng từ 5-5,5 vạn củ/ha, tương đương 1.500-1.600 kg/ha. Đối với giống củ nhỏ, khoảng 8 vạn củ/ha. Khoảng cách trồng: 40 cm x 30 cm x 1 cây.
- Lượng phân bón (1 ha) khoảng 8-10 tấn phân chuồng hoặc 2-3 tấn hữu cơ vi sinh + 300 kg urea + 400 kg lân Văn Điển + 250 kg kaliclrua (nếu đất chua có thể bón 300 kg vôi bột/ha).
Chất lượng khoai tây giống:
Khi trồng khoai tây, sử dụng giống có phẩm cấp chất lượng tốt, như cấp giống nguyên chủng hoặc xác nhận. Chọn củ giống tươi ít teo móp, kích cỡ củ đồng đều, khối lượng 1kg củ giống có từ 20-25 củ. Củ giống có mầm tươi, sạch bệnh, mầm mới nhú, mọc khỏe.
Để giảm giá thành trồng khoai tây vụ đông, bà con nông dân có thể cắt củ giống khoai tây thành các “mẫu” giống như sau: chọn củ to, củ có khối lượng ít nhất 50 gam để cắt thành 2 hoặc 3 mẫu giống. Nguyên tắc cắt mỗi mẫu giống phải có 1 mầm khỏe, khối lượng miếng cắt không nhỏ hơn 25 gam. Khi cắt mẫu giống khoai tây nên dùng dao sắc, mỏng để cắt, cắt xong dùng xi măng để chấm vào vết cắt. Thường cắt mẫu giống khoai tây trước khi trồng 2-3 ngày để hình thành vết sẹo trước khi đưa mẫu giống đi trồng.
Nông dân nên mua củ giống từ các đơn vị sản xuất và cung ứng giống khoai tây có địa chỉ rõ ràng, đáng tin cậy và không nên mua khoai tây thương phẩm để làm giống trồng vì sẽ dễ nhiễm sâu, bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.

Vụ ấy, sau khi trừ chi phí ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.

Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được chứng nhận bởi bên thứ 3. Mục tiêu của GAA là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu. iBAP sẽ giúp đưa ra các sáng kiến cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện và đạt chứng nhận.