4 Bên Giám Sát Vật Tư Nông Nghiệp

Ngày 13.5, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương đã họp bàn về chương trình phối hợp giám sát thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Theo Bộ NNPTNT, vật tư nông nghiệp bao gồm: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thức ăn chăn nuôi, giống. Đây đều là những vật tư thiết yếu, song do có quá nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất với hàng nghìn sản phẩm thương mại, khiến cho công tác quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn.
Tình trạng vật tư nông nghiệp giả, nhái, kém chất lượng vẫn tồn tại gây bức xúc trong nhân dân. Theo thống kê, chỉ riêng lĩnh vực phân bón đã có tới 600 cơ sở sản xuất với số lượng phân bón trong danh mục lên tới hơn 6.000 sản phẩm; thuốc BVTV có trong danh mục cũng được phân ra nhiều loại khác nhau: Thuốc trừ bệnh có 552 hoạt chất với 1.229 tên thương phẩm; thuốc trừ cỏ có 217 hoạt chất với 664 tên thương phẩm…
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Trước đó, quản lý lĩnh vực BVTV và thú y còn chưa có luật, chỉ có pháp lệnh, mới đây Luật BVTV mới được Quốc hội thông qua, do đó, ngay cả ban hành các văn bản, chính sách quản lý ở lĩnh vực này cũng còn gặp rất nhiều khó khăn chứ chưa nói tới quá trình giám sát, thực thi các quy định”.
Ông Nguyễn Văn Việt - Chánh văn phòng Bộ NNPTNT cho biết, quản lý vật tư nông nghiệp là lĩnh vực phức tạp, dù Bộ NNPTNT đã cố gắng nhiều nhưng cũng mong muốn có những thêm nhiều bộ, ngành hơn nữa tham gia vào quá trình giám sát. “Theo tôi phải có nguồn lực về con người và từng cơ quan một phải có một bộ phận theo dõi, triển khai, giám sát, kiểm tra lẫn nhau và giám sát cơ sở sản xuất kinh doanh.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ, mỗi cơ quan cần có bộ phận chuyên sâu về lĩnh vực này, đề xuất làm thí điểm trước, chọn địa phương nào có uỷ ban, chính quyền, hội mạnh để triển khai” - ông Việt nói. Bà Bế Thị Yến – Trưởng ban Kiểm tra (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) đề xuất, để cho hoạt động hiệu quả, cần có sự chỉ đạo trực tiếp của 4 đơn vị này, do đó, cần thành lập Ban chỉ đạo và bộ phận chuyên trách để chương trình hoạt động có hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Pha – Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cho biết: “Để triển khai chương trình này, cần thành lập Ban chỉ đạo, do phó chủ tịch Hội Nông dân làm trưởng ban và các bộ, ngành còn lại là thành viên”.
Có thể bạn quan tâm

Từ thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

Ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trong nông nghiệp được hiểu là đưa công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sáng 21/7, tại TP Tuy Hòa, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám và Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc đồng chủ trì hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Tham gia hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, đại diện một số cục, vụ, viện thuộc Bộ NN-PTNT; lãnh đạo UBND các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định; các doanh nghiệp và ngư dân tham gia chuỗi liên kết tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Hiện nay, hơn 3,3 ha tôm nuôi trên địa bàn Diễn Châu (Nghệ An) đã xuất hiện bệnh. Một số đầm, tôm chết nhiều nên phải thu hoạch sớm.

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.