4 Bên Giám Sát Vật Tư Nông Nghiệp

Ngày 13.5, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương đã họp bàn về chương trình phối hợp giám sát thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Theo Bộ NNPTNT, vật tư nông nghiệp bao gồm: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thức ăn chăn nuôi, giống. Đây đều là những vật tư thiết yếu, song do có quá nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất với hàng nghìn sản phẩm thương mại, khiến cho công tác quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn.
Tình trạng vật tư nông nghiệp giả, nhái, kém chất lượng vẫn tồn tại gây bức xúc trong nhân dân. Theo thống kê, chỉ riêng lĩnh vực phân bón đã có tới 600 cơ sở sản xuất với số lượng phân bón trong danh mục lên tới hơn 6.000 sản phẩm; thuốc BVTV có trong danh mục cũng được phân ra nhiều loại khác nhau: Thuốc trừ bệnh có 552 hoạt chất với 1.229 tên thương phẩm; thuốc trừ cỏ có 217 hoạt chất với 664 tên thương phẩm…
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Trước đó, quản lý lĩnh vực BVTV và thú y còn chưa có luật, chỉ có pháp lệnh, mới đây Luật BVTV mới được Quốc hội thông qua, do đó, ngay cả ban hành các văn bản, chính sách quản lý ở lĩnh vực này cũng còn gặp rất nhiều khó khăn chứ chưa nói tới quá trình giám sát, thực thi các quy định”.
Ông Nguyễn Văn Việt - Chánh văn phòng Bộ NNPTNT cho biết, quản lý vật tư nông nghiệp là lĩnh vực phức tạp, dù Bộ NNPTNT đã cố gắng nhiều nhưng cũng mong muốn có những thêm nhiều bộ, ngành hơn nữa tham gia vào quá trình giám sát. “Theo tôi phải có nguồn lực về con người và từng cơ quan một phải có một bộ phận theo dõi, triển khai, giám sát, kiểm tra lẫn nhau và giám sát cơ sở sản xuất kinh doanh.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ, mỗi cơ quan cần có bộ phận chuyên sâu về lĩnh vực này, đề xuất làm thí điểm trước, chọn địa phương nào có uỷ ban, chính quyền, hội mạnh để triển khai” - ông Việt nói. Bà Bế Thị Yến – Trưởng ban Kiểm tra (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) đề xuất, để cho hoạt động hiệu quả, cần có sự chỉ đạo trực tiếp của 4 đơn vị này, do đó, cần thành lập Ban chỉ đạo và bộ phận chuyên trách để chương trình hoạt động có hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Pha – Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cho biết: “Để triển khai chương trình này, cần thành lập Ban chỉ đạo, do phó chủ tịch Hội Nông dân làm trưởng ban và các bộ, ngành còn lại là thành viên”.
Có thể bạn quan tâm

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.

Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.

Chị B.T (ngụ ở Q.7, TP.HCM) than phiền, gần đây các siêu thị gần nhà hầu như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. “Thịt bò Úc nhìn đẹp, ngọt và mềm, tuy nhiên giá hơi cao, chỉ thích hợp cho người có thu nhập khá. Người thu nhập thấp như tôi ít có khả năng mua.

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang chuyên canh sầu riêng, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm của nông dân Hàng Văn Phúc (sinh năm 1955), ở ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).