4.000 mét vuông nuôi cá lóc bông cho lãi 500 triệu đồng/năm

Ông Nguyễn Trung Song thu lợi nhuận cao từ ao cá lóc bông
Sau khi lên mạng tìm hiểu kỹ năng nuôi cá cộng với việc tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi cá lóc bông thành công ở các tỉnh miền Tây, đầu năm 2014, tận dụng diện tích đất trũng của gia đình ở ven đập thủy lợi Phước Hòa, ông Song đã cải tạo thành ao có diện tích 4.000m2.
Với lợi thế ở gầp đập thủy lợi, thuận tiện nguồn nước cũng như tìm kiếm thức ăn cho cá, ông đã mạnh dạn về miền Tây mua 35 ngàn con cá lóc bông giống, giá 35 triệu đồng về thả trong ao.
Ông Song về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mua cá lục biển làm thức ăn cho cá lóc bông.
Sau 8 tháng nuôi, trọng lượng mỗi con từ 1,5 - 2kg, cũng là lúc ông bắt đầu kéo cá để bán. Thu hoạch 30 tấn cá lóc bông, thương lái mua với giá 40 ngàn đồng/kg, ông Song thu được hơn 1,2 tỷ đồng. Trừ chi phí tiền giống, thức ăn và công chăm sóc, ông Song thu lợi nhuận 500 triệu đồng.
Ông Song cho biết: Cá lóc bông có thể đạt trọng lượng 2 - 3kg nhưng gia đình thu hoạch sớm do nhu cầu của thị trường.
Mặt khác, cá có trọng lượng khoảng 1,5kg tiêu thụ rất dễ. Cá lóc bông cho chất lượng thịt ngon, chắc và đậm đà, được thị trường ưa chuộng.
Cá lớn đến đâu khách buôn từ TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương về mua hết đến đó.
Theo ông Song, do còn nhiều người chưa biết nên những hộ sản xuất như ông chưa trực tiếp ký hợp đồng với nơi tiêu thụ mà vẫn phải bán qua trung gian, vì thế, giá thành sản phẩm không cao, trong khi giá thị trường từ 70 - 80 ngàn đồng/kg.
Hiện ông Song đang đào thêm ao để mở rộng diện tích nuôi cá.
Có thể bạn quan tâm

Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.

Trong vụ hè thu vừa qua, nông dân ở một số tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng và Ninh Bình trồng giống cà chua lai F1 Mongal do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xanh cung cấp, nhưng không đậu quả. Người dân đã phản ánh đến các cơ quan chức năng và kiến nghị doanh nghiệp đền bù thiệt hại, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được một khoản tiền đền bù nào.

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.

Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.