4.000 mét vuông nuôi cá lóc bông cho lãi 500 triệu đồng/năm

Ông Nguyễn Trung Song thu lợi nhuận cao từ ao cá lóc bông
Sau khi lên mạng tìm hiểu kỹ năng nuôi cá cộng với việc tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi cá lóc bông thành công ở các tỉnh miền Tây, đầu năm 2014, tận dụng diện tích đất trũng của gia đình ở ven đập thủy lợi Phước Hòa, ông Song đã cải tạo thành ao có diện tích 4.000m2.
Với lợi thế ở gầp đập thủy lợi, thuận tiện nguồn nước cũng như tìm kiếm thức ăn cho cá, ông đã mạnh dạn về miền Tây mua 35 ngàn con cá lóc bông giống, giá 35 triệu đồng về thả trong ao.
Ông Song về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mua cá lục biển làm thức ăn cho cá lóc bông.
Sau 8 tháng nuôi, trọng lượng mỗi con từ 1,5 - 2kg, cũng là lúc ông bắt đầu kéo cá để bán. Thu hoạch 30 tấn cá lóc bông, thương lái mua với giá 40 ngàn đồng/kg, ông Song thu được hơn 1,2 tỷ đồng. Trừ chi phí tiền giống, thức ăn và công chăm sóc, ông Song thu lợi nhuận 500 triệu đồng.
Ông Song cho biết: Cá lóc bông có thể đạt trọng lượng 2 - 3kg nhưng gia đình thu hoạch sớm do nhu cầu của thị trường.
Mặt khác, cá có trọng lượng khoảng 1,5kg tiêu thụ rất dễ. Cá lóc bông cho chất lượng thịt ngon, chắc và đậm đà, được thị trường ưa chuộng.
Cá lớn đến đâu khách buôn từ TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương về mua hết đến đó.
Theo ông Song, do còn nhiều người chưa biết nên những hộ sản xuất như ông chưa trực tiếp ký hợp đồng với nơi tiêu thụ mà vẫn phải bán qua trung gian, vì thế, giá thành sản phẩm không cao, trong khi giá thị trường từ 70 - 80 ngàn đồng/kg.
Hiện ông Song đang đào thêm ao để mở rộng diện tích nuôi cá.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.

Trao đổi với chúng tôi về tình hình sản xuất vụ đông, đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao đánh giá: Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, từ lâu Lâm Thao đã chú trọng tăng vụ, trong đó sớm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

Từ tháng 5/2014 đến nay, dịch sâu róm tấn công rừng thông phát triển mạnh tại địa bàn các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh và Hướng Hóa (Quảng Trị), gây thiệt hại nặng nề cho hơn 1.000 ha rừng thông. Năm nay dịch sâu róm xuất hiện sớm, xảy ra trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên diễn biến rất phức tạp.

Tiếp đến là bọ xít dài có nguy cơ xuất hiện trên các trà lúa đang bước vào thời kỳ trỗ hoặc chắc xanh ở khu vực gần rừng. Để phòng trừ 2 loại sâu bệnh hại này, nông dân cần tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, thị xã…

Đài KBS đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định đánh thuế 513% đối với gạo NK từ nước ngoài, một động thái chuẩn bị cho việc phải mở cửa thị trường gạo vào năm 2015.