Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

38 Sản Phẩm Việt Nam Được Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý

38 Sản Phẩm Việt Nam Được Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý
Ngày đăng: 10/09/2014

Hiện có khoảng hơn 10.000 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trên thế giới, với giá trị giao dịch thương mại hàng năm ước đạt 50 tỷ đôla Mỹ.

Ngày 9/9, tại triển lãm “Chỉ dẫn địa lý quốc tế 2014” tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho biết, hiện Việt Nam có 38 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó phần lớn là nông sản, đứng thứ 2 sau Thái Lan trong khu vực ASEAN.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, là nước nông nghiệp, cùng với các yếu tố đặc trưng về mặt tự nhiên và con người, nên Việt Nam có nhiều sản phẩm có chất lượng, danh tiếng, tính chất đặc thù và có giá trị kinh tế gắn với các địa danh cụ thể. Hiện nhiều sản phẩm đặc sản của Việt Nam đã nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập.

Nhiều sản phẩm nổi tiếng Việt Nam tham gia triển lãm lần này như: Nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, chè Tân Cương, nón lá Huế…Trong khi đó, các nước các nước ASEAN cũng mang đến các sản phẩm nổi tiếng: Tảo thiên nhiên Myanmar, cà phê Lào, hồ tiêu và dầu cọ Campuchia, lụa Malaysia, và thịt cừu đông lạnh Brunei.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, chỉ dẫn địa lý đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng, phát triển và sử dụng như một bằng chứng bảo đảm với người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, mà còn là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Hiện có khoảng hơn 10.000 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trên thế giới, với giá trị giao dịch thương mại hàng năm ước đạt 50 tỷ đôla Mỹ. Riêng khu vực ASEAN, hiện đã có hơn 120 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ.

Tuy nhiên, theo Cục sở hữu trí tuệ, phần lớn sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là sản phẩm thô, một số sản phẩm giá trị không cao… Trong khi, hiện việc đăng ký bảo hộ chủ yếu là các cơ quan quản lý nhà nước, không phải là các người sản xuất, nên chưa phát huy được hiệu quả bảo hộ.

Ngoài ra, một số địa phương tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài nhưng chưa thành công do không hiểu rõ về các quy định, yêu cầu của nước ngoài. Đến nay, cả nước chỉ có mỗi nước mắm Phú Quốc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở châu Âu.

Một số chỉ dẫn địa lý đang trong quá trình chuẩn bị đăng ký ra nước ngoài với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Thực tế, một số địa danh của Việt Nam bị DN nước ngoài đăng ký tại nước ngoài (nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột) , gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Dũng, trưởng phòng quan hệ quốc tế, Cục Sở Hữu Trí tuệ cho biết, được sự hỗ trợ của FAO, hiện Cục đang triển khai chương trình hỗ trợ về tài chính, chuyên gia cho các địa phương, giúp các doanh nghiệp tại địa phương đó tiếp cận gần hơn với vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Cục đang đề nghị xây dựng một loại nhãn chỉ dẫn địa lý quốc gia. Doanh nghiệp đóng nhãn chứng nhận chỉ dẫn địa lý quốc gia có nghĩa là đáp ứng được các quy định, quy chế sử dụng được quy định trong bộ quy chế quốc gia. Như vậy, tương lai nếu xây dựng được loại nhãn này, các sản phẩm khi ra thị trường sẽ được gắn 3 nhãn chứng nhận: chỉ dẫn địa lý của quốc gia, nhãn chỉ dẫn địa lý của địa phương và một nhãn của chính DN đó.

“Với việc gắn các nhãn chỉ dẫn địa lý của cấp quốc gia, không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao được hình ảnh, thương hiệu với người tiêu dùng mà phía nhà quản lý cũng kiểm soát được các loại sản phẩm trên thị trường”- ông Dũng nói.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Thả Nuôi Tôm Nước Lợ Tăng Diện Tích Thả Nuôi Tôm Nước Lợ Tăng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến ngày 5-6, toàn tỉnh đã thả nuôi được gần 88.030ha vụ tôm nước lợ năm 2014. Diện tích này đạt hơn 98,9% so với kế hoạch cả năm và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nuôi tôm công nghiệp đạt gần 1.230ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt trên 16.050 ha và mô hình tôm - lúa đạt gần 70.750ha.

10/06/2014
Để Cá Tra Vượt Qua Rào Cản Phi Thuế Quan? Để Cá Tra Vượt Qua Rào Cản Phi Thuế Quan?

Rào cản phi thuế quan, nhìn ở góc độ tích cực là điều kiện cần thiết các quốc gia nhập khẩu buộc các nước xuất khẩu phải cung ứng sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

10/06/2014
Nghị Định 36 Cần Có Lộ Trình Và Thông Tư Hướng Dẫn Nghị Định 36 Cần Có Lộ Trình Và Thông Tư Hướng Dẫn

Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định) về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra vừa được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 20/6/2014 nhằm quản lý và phát triển ổn định ngành cá tra Việt Nam trên toàn chuỗi sản xuất.

10/06/2014
Liên Kết Nuôi Ong Bền Vững Cho Doanh Nghiệp, Ổn Định Cho Nông Dân Liên Kết Nuôi Ong Bền Vững Cho Doanh Nghiệp, Ổn Định Cho Nông Dân

Mặc dù đã có 300 đàn ong nuôi ổn định tại Đăk Nông, nhưng ông Cừ vẫn quyết định xuống Bình Phước nuôi thêm 300 thùng ong mật vì đầu ra cho mật ong luôn sẵn có. Ông Cừ cho biết, vụ ong này có thể sẽ mang lại thu nhập hàng chục triệu/tháng cho gia đình ông.

10/06/2014
Mô Hình Tiết Kiệm Nước Tưới Mô Hình Tiết Kiệm Nước Tưới

Chính quyền và nhân dân xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) đang tập trung nỗ lực chống hạn bảo đảm sản xuất, ổn định đời sống. Nông dân địa phương “chắt chiu” nguồn nước hồ Ông Kinh, hệ thống nước ngầm được tưới tiết kiệm phục vụ hiệu quả canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.

10/06/2014