3 Tháng Đầu Năm Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Giảm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 3 của cả nước ước đạt 176 ngàn tấn, tăng 0,3% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 3 tháng đầu năm đạt 499 ngàn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ.
Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 3 tháng đầu năm ước đạt 5.400 ha với sản lượng 382 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích nuôi cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm (Vĩnh Long: 421 ha (-2,3%), Đồng Tháp: DT 1.052 ha (-2,9%). Tuy nhiên, sản lượng cá tra một số tỉnh có tăng so với cùng kỳ năm ngoái: Đồng Tháp: SL 57.633 tấn (+7,3%); Cần Thơ SL 15.920 tấn (tăng 58,41%).
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, giá thu mua cá tra nguyên liệu trong 3 tháng đầu năm dao động từ 21.500-24.000 đ/kg, giá thành sản xuất dao động từ 23.000-23.500 đ/kg, do đó người nuôi hòa vốn hoặc vẫn còn lỗ khoảng 500 đ/kg; Hiện tại với giá bán 24.000 - 24.500 đ/kg, người sản xuất có lời từ 500-1.000 đ/kg; Riêng các cơ sở ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn đã có lời từ 1.000-2.000 đ/kg.
Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình sản xuất tôm nước lợ diễn biến ổn định so với các tháng trước, diện tích và sản lượng tôm sú của một số tỉnh đạt khá như sau: Kiên Giang (tôm sú: DT 82.046 ha, SL 2.331 tấn, tôm chân trắng: DT 804 ha, SL 2.038 tấn), Bạc Liêu (tôm sú: DT 98.889 ha, SL 9.608 tấn, tôm chân trắng: DT 1.911 ha, SL 1.592 tấn), Cà Mau (tôm sú: DT 263.735 ha, SL 20.460 tấn, tôm chân trắng: DT 3.000 ha, SL 8.540 tấn).
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.

Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.

Gà sao là đối tượng vật nuôi mới với ý tưởng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi có giá trị thu nhập cao cho nông hộ nhằm thay thế dần những vật nuôi thu nhập thấp không ổn định và thường xuyên bị rủi ro dịch bệnh, giá đầu ra bấp bênh. Với mục đính đó, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp –PTNT; Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng thành công mô hình gà sao tại xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ) đạt hiệu quả cao.

Mặc dù đang ở chính vụ nhưng nhiều ao nuôi thủy sản nước lợ vẫn chưa được nông dân cải tạo, thả giống do điều kiện nuôi không thuận lợi. Lựa chọn con giống và kỹ thuật thả nuôi phù hợp là biện pháp cần thiết để nông dân có thể tận dụng những diện tích ao “bỏ hoang”, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Sau khi trái cam sành vụ nghịch leo lên mức giá trên 30.000 đồng/kg thì ngay lập tức nhiều nhà vườn ở các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh đã đổ xô trồng cam sành. Và hậu quả như thế nào thì chưa thể đoán được, nhưng thực trạng hiện nay giá cam sành đã tuột thẳng dốc và chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg.