Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 Năm Xây Dựng Nông Thôn Mới Người Dân Mong Chờ Điều Gì?

3 Năm Xây Dựng Nông Thôn Mới Người Dân Mong Chờ Điều Gì?
Ngày đăng: 12/06/2013

Theo dự kiến, một trong những nội dung mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội là vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) sau gần 3 năm triển khai thực hiện.

Trước phiên trả lời chất vấn này, NTNN ghi nhận một số ý kiến của người dân.

Ông Nguyễn Chí Dũng - Chủ tịch Hội ND xã Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội): Mong được hỗ trợ chuyển nghề

Hiện xã Tứ Hiệp đã hoàn thành 17/19 tiêu chí, còn 2 tiêu chí chưa hoàn thành là khu trung tâm văn hóa xã và thu nhập bình quân đầu người. Về chủ trương xây dựng NTM, người dân hoàn toàn ủng hộ, qua tuyên truyền đại đa số người dân đã hiểu, xây dựng NTM là xây dựng cho người dân, phục vụ đời sống của người dân, nên tham gia rất nhiệt tình.

Nhưng có điều, hiện nay người dân rất băn khoăn, bởi những năm gần đây, xã Tứ Hiệp là một trong những xã có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp cao, hiện đã bị thu hồi khoảng 50%, giờ chỉ còn 177ha. Trong đó 114ha là ao hồ nuôi trồng thủy sản, 50ha trồng rau và 13ha cấy lúa, dự kiến những năm tới sẽ tiếp tục thu hồi.

Tuy nhiên, có một điều người dân đang rất lo lắng là, vài năm nữa hết đất người dân sẽ làm gì để sinh sống. Mấy năm gần đây, Nhà nước cũng đã hỗ trợ dạy nghề cho người dân, nhưng đa số là những nghề đơn giản, ngắn hạn rất khó xin việc.

Một số gia đình có điều kiện họ đầu tư cho con em ăn học để thoát cảnh làm nông, còn lại vẫn phải bám lấy nông nghiệp để sống. Tôi mong muốn rằng, song song với xây dựng NTM, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa để hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề. Một khi đời sống của người dân được đảm bảo, thì việc xây dựng NTM mới có ý nghĩa.

Ông Nguyễn Thành Trí - Chủ tịch UBND xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội): Giảm gánh nặng cho xã

Theo cơ chế phân vốn để xây dựng NTM, Nhà nước 70%, người dân đóng góp 30%. Tuy nhiên, đến nay Đại Mạch vẫn chưa nhận được một đồng hỗ trợ nào từ Nhà nước, hiện xã chủ yếu phải cân đối ngân sách xã, hoặc vay vốn để làm các công trình.

Đại Mạch nằm trong tốp các xã xây dựng NTM 2015 – 2020, tuy nhiên hiện xã đã đạt 14/19 tiêu chí, chúng tôi phấn đấu năm 2017 sẽ đạt 19/19 tiêu chí. Là một xã khó khăn của huyện Đông Anh, chúng tôi rất mong muốn Nhà nước, thành phố, huyện sớm giải ngân vốn theo cơ chế, nhằm rút bớt gánh nặng cho xã.

Ông Phùng Xuân Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc): Cần tăng hỗ trợ làm đường

Bắc Bình là một xã còn nhiều khó khăn, đường giao thông, kênh mương thủy lợi dài, trong đó hầu hết chưa được bê tông hóa. Đây là những hạng mục ngốn rất nhiều vốn, trong khi đó ngân sách nhà nước có hạn, vận động người dân cũng đã hết sức.

Bên cạnh đó, theo cơ chế nhà nước hỗ trợ mỗi thôn xây nhà văn hóa chỉ 60 – 80 triệu đồng, trong khi đó, để xây nhà văn hóa đạt tiêu chuẩn NTM, mất khoảng 200 triệu... Tôi đề nghị Nhà nước tăng mức hỗ trợ làm đường giao thông, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa đối với các xã miền núi, khó khăn, có như vậy các xã mới có thể hoàn thành các tiêu chí NTM.

Ông Nguyễn Khắc Dùng - (xã Tân Thịnh, Nam Trực, Nam Định): Dân thành thị cũng phải đóng góp

Người dân thành thị phải có trách nhiệm đóng góp xây dựng NTM. Bởi ai cũng biết, người dân vùng nông thôn là khó khăn hơn cả, thu nhập thấp, bấp bênh, cơ sở hạ tầng, dịch vụ từ điện, nước, y tế đều kém hơn rất nhiều so với vùng thành thị.

Trong khi người dân thành thị thu nhập cao, 100% các công trình, dịch vụ đều do Nhà nước đầu tư, khi triển khai xây dựng NTM, thì lại chỉ có người dân nông thôn phải đóng góp. Tôi nghĩ, Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế hỗ trợ, trong đó nên đưa người dân thành thị vào đóng góp để xây dựng NTM.


Có thể bạn quan tâm

Tây Ninh Cá Chết Bất Thường Ở Một Trang Trại Tây Ninh Cá Chết Bất Thường Ở Một Trang Trại

Hơn 8 tấn cá nuôi trong ao tại một trang trại ở xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) chuẩn bị thu hoạch bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

10/10/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Tôm Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Tôm

Với thu nhập từ năm 2012 đến nay đạt 4,45 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, anh Nguyễn Văn Côn (SN 1968), hội viên nông dân xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) được nhiều người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

10/10/2014
Quảng Ngãi Nuôi Lươn Không Bùn Cho Thu Nhập Cao Quảng Ngãi Nuôi Lươn Không Bùn Cho Thu Nhập Cao

Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.

10/10/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Theo Chuỗi Ở Xã Nông Trường (Thanh Hóa) Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Theo Chuỗi Ở Xã Nông Trường (Thanh Hóa)

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

10/10/2014
Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.

10/10/2014