3 giảm 3 tăng có thể áp dụng trong cánh đồng lớn

Dự án kết thúc với nhiều kết quả rất khả quan và đặc biệt là có thể áp dụng vào mô hình “Cánh đồng lớn” ở An Giang.
ND nhiều địa nơi trong tỉnh An Giang tham quan mô hình 3 giảm 3 tăng (dự án của TTKN Quốc gia) ở xã Tà Đảnh
Dự án được thực hiện tại xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, An Giang, với quy mô 90 ha, 130 hộ tham gia trong vụ hè thu 2015.
Mục tiêu chung của dự án là nhằm giúp nông dân (ND) ý thức hơn nữa hiệu quả của việc giảm chi phí đầu vào thông qua các giải pháp như:
Dùng giống lúa xác nhận; giảm lượng giống gieo sạ; giảm lượng phân phân bón (nhất là đạm); giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV);
Từ đó chứng minh cho ND thấy rõ mối quan hệ giữa việc giảm chi phí đầu vào với việc tăng năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa.
ND Trần Văn Tới (ấp Tân Thạnh) đã thực hiện 0,8 ha theo mô hình dự án.
Theo đó ông Tới sử dụng giống OM6976 theo phương pháp sạ hàng với lượng giống gieo xạ là 80 kg (giảm một nửa so với trước đây).
Về bón phân, thực hiện theo hướng dẫn, ông Tới bón 4 đợt tổng cộng 160kg Ure, 150kg DAP và 135kg kali.
Tính ra ông Tới đã giảm 20kg Ure/ha so với các ruộng sản xuất ngoài dự án.
Về thuốc BVTV, ông Tới đã giảm 2 lần phun thuốc, còn lại 6 lần phun bao gồm 1 lần thuốc cỏ, 2 lần thuốc sâu (sâu cuốn lá ) và 3 lần thuốc bệnh (ngừa bệnh đạo ôn, lem lép hạt và cháy bìa lá).
Khi thu hoạch, ruộng lúa ông Tới đạt năng suất 6,1 tấn/ha.
So với những ruộng ngoài dự án, lợi nhuận của ông Tới tăng thêm (cao hơn) 4.905.000đ/ha.
Kết quả chung của toàn bộ 130 hộ tham gia thực hiện dự án cũng đã được đánh giá là đáp ứng các tiêu chí đặt ra.
100% các hộ sau khi tham gia dự án đều đạt hiệu quả giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận.
Quá trình tham gia dự án, ND đã được hướng dẫn cụ thể việc sử dụng giống lúa xác nhận, có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu xuất khẩu.
Về lượng giống ND tại đây chỉ sử dụng 100 kg/ha (tập quán trước đây gieo sạ từ 200 – 220 kg/ha); Việc bón phân cũng giảm đáng kể lượng đạm với mức bón tối đa 220kg ure/ha (giảm trung bình 20 kg/ha).
Song song đó là áp dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất và biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) để giảm sử dụng thuốc BVTV (Trung bình giảm được 2 lần phun thuốc/vụ sản xuất).
Ngoài ra, thực hiện quản lý nước theo biện pháp tưới ngập khô xen kẽ đã tiết kiệm được 3 lần tưới/vụ so với ruộng ngoài dự án.
Trong khi đó năng suất bình quân của các hộ tham gia dự án tăng 0,2 tấn/ha so với ruộng ngoài dự án.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, Ban quản lý dự án còn phối hợp cùng TTKN tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức cho ND trong khu vực và nhiều xã lân cận trong huyện tham quan, học tập mô hình.
Qua việc tham gia dự án, ND đã thấy được rõ ràng lợi ích khi áp dụng quy trình 3 giảm 3 tăng trong canh tác lúa;
ND trực tiếp tham gia cũng như những ND được tham quan theo dõi mô hình dự án đã yên tâm hơn khi gieo sạ với mật độ thưa (100 kg/ha) và có động thái tích cực trong việc hạn chế phun thuốc trừ sâu vào giai đoạn 40 ngày sau sạ.
Qua Hội thảo tổng kết dự án mới đây, ND tham gia dự án và nhiều ND tham dự hội thảo đã thể hiện đồng thuận và quyết tâm sẽ tiếp tục ứng dụng kỹ thuật ở những vụ sản xuất tiếp theo.
Mô hình này có khả năng nhân rộng sang các địa bàn xã lận cận của huyện Tri Tôn và hứa hẹn triển khai trong “Cánh đồng lớn” ở An Giang.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều gia đình ở vùng biển Tây đã chuyển sang nuôi cá bớp và cá bống trong lồng bè trên biển. Sự xuất hiện sinh vật lạ thời gian qua đã làm cho nhiều bè cá bị thiệt hại nặng. Đáng lo hơn nữa là mặc dù đã được các nhà khoa học lấy mẫu đi nghiên cứu, nhưng đến nay người dân vẫn chưa biết kết quả loài sinh vật lạ gây hại đó là gì.

Với phương châm lấy công làm lời, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (Cà Mau), mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Chính quyền địa phương xem đây là mô hình xoá nghèo mới ở đây.

Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi. Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.

Giá dê giống cũng đang ở mức khá cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn, do hiện nay có khá nhiều người tìm mua dê giống để nuôi vì thấy đầu ra dê hơi thời gian qua khá tốt. Trong đó, giống dê Boer đang có giá cao và được nhiều người chọn mua về nuôi vì dê có đặc tính dễ ăn và mau lớn.

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.